Mỗi vùng, mỗi miền có những phong tục tập quán đón Tết khác nhau, nhưng tục lệ chuẩn bị mâm cúng đêm giao thừa là một trong những nét đẹp văn hóa không thể thiếu của người dân Việt.
Thời gian giáp Tết là lúc mọi người, mọi nhà chuẩn bị đón Tết, mua sắm tích trữ thực phẩm và các đồ dùng mới trong nhà.
Sau khi cúng đưa ông Táo về trời vào ngày 23 tháng chạp, gia đình nào cũng gấp rút chuẩn bị cho lễ rước ông bà vào chiều ngày 29 hay 30 Tết và mâm cúng đêm giao thừa.
Cúng giao thừa còn được gọi là lễ trừ tịch, một nghi lễ rất quan trọng đối với mỗi gia đình người Việt được cử hành vào thời khắc kết thúc năm cũ và chào đón năm mới.
Vậy mâm cúng đêm giao thừa cần chuẩn bị những gì? Hãy cùng Adtimin tìm hiểu nhé!
Cúng giao thừa quang trọng vì sao?
Đó là lễ dâng hương vào giây phút chuyển giao giữa giờ khắc cuối cùng của năm cũ và giờ khởi đầu của năm mới, với ý nghĩa đem bỏ hết những điều xấu của năm cũ để đón những điều tốt đẹp của năm mới sắp đến.
Không chỉ vậy, cúng giao thừa còn là để rước ông bà tổ tiên của chúng ta về chơi lễ Tết, nhìn con cháu sum vầy vui vẻ bên gia đình.
Chuẩn bị mâm cũng giao thừa ngoài trời
Mâm cỗ cúng đêm giao thừa có thể làm cỗ chay hoặc cỗ mặn được dọn ở một bàn riêng. Cúng xong sẽ dọn đi.
– Với cỗ mặn gồm:
- 1 con gà trống luộc
- 1 chiếc bánh chưng (hoặc 1 đĩa xôi gấc)
- 1 khoanh giò lụa
- 1 đĩa hoa quả
- Vàng mã
- Trầu, cau
- Đèn/nến
- 1 đĩa gạo
- 1 đĩa muối
- 1 chén rượu
- 1 chén nước
- 1 mũ cánh chuồn
- 1 lọ hoa tươi
- 3 – 5 nén hương
– Với cỗ chay thường bao gồm:
- Hoa
- Tiền vàng mã
- Đèn/nến
- Trầu cau
- Bánh kẹo
- Hương (3 – 5 nén)
- 1 chén rượu
- 1 chén nước
- Nước ngọt/bia đóng lon
- Mũ giấy cánh chuồn
- Sớ cúng quan Hành khiển
- 1 đĩa xôi
- 1 đĩa muối
- 1 đĩa gạo
Chuẩn bị mâm cúng giao thừa trong nhà
Trưng bàn thờ gia tiên trong nhà gồm:
- Bánh mứt
- Trái cây
- Hoa
- Đèn
- Vàng mã
- Hương
- Trà
- Nước.
Bàn gia tiên ở trong nhà cũng được trưng đến mùng 3 hoặc mùng 7 là kết thúc.
Một số lưu ý khi cúng giao thừa
- Thời gian khấn sang canh tốt: Khoảng 23 giờ đêm ngày 30/31 tháng 12 Âm lịch đến 1 giờ sáng ngày mồng 1 Tết. Giờ cúng đẹp nhất là 0 giờ đêm giao thừa.
- Bạn nên cúng giao thừa ngoài trời trước, cúng các quan Hành khiển rồi xin phép vào cúng gia tiên trong nhà.
- Để thủ tục làm lễ cúng giao thừa ngoài trời đúng, chuẩn nhất thì bạn nên cúng theo bài cúng giao thừa, tuyệt đối không cúng nôm na.
- Trang phục chỉnh tề, gọn gàng tươm tất.
- Nói phát ra tiếng, không nói quá to hoặc quá nhỏ. Khi cúng cần thành tâm, không vừa cúng vừa nói chuyện riêng.
- Phụ nữ mang thai không nên làm lễ cúng, người cúng nên là gia chủ (đàn ông).
Mâm cúng đêm giao thừa đặc trưng của 3 miền Bắc, Trung, Nam
Miền Bắc: Ở miền Bắc, mâm cỗ ngày Tết thường tuân theo một nguyên tắc truyền thống: 4 bát, 4 đĩa (không kể xôi, nước chấm, dưa hành) tượng trưng cho tứ trụ, bốn mùa, bốn phương. Cỗ lớn thì 6 bát 6 đĩa hoặc 8 bát 8 đĩa tượng trưng cho phát lộc, phát tài.
Miền Trung: mâm cúng của người miền Trung có bánh chưng, bánh tét, dưa món, chả lụa Huế, thịt đông, gà bóp rau răm, chả Huế, thịt heo luộc, bát ninh măng khô, miến Huế, cá chiên hay chả ram khiến mâm cỗ người miền Trung có đầy đủ các món ăn.
Miền Nam: ở miền Nam, mâm cúng thường đơn giản hơn chỉ có hương thắp, hoa, đèn, bánh mứt, trái cây, trà,… Nhưng nếu là mâm mặn đầy đủ sẽ có thịt heo luộc, gà luộc, xôi, bánh chưng, chè…
Trên đây là thông tin về cách chuẩn bị cho mâm cúng đêm giao thừa mà Adtimin chia sẻ đến bạn. Chúc các bạn có một năm mới Phát Tài Phát Lộc nhé.