Hiện nay, ngành digital marketing đang là một ngành cực kỳ hot & cần nhân sự ở Việt Nam. Để phục vụ cho hiệu quả thực tế trong công việc, nhà tuyển dụng luôn đòi hỏi ngày càng cao yêu cầu về kỹ năng digital marketing. Vậy hãy cùng tìm hiểu ngay về 7 kỹ năng cần thiết cho marketer để có thể nổi bật hơn trong con mắt của nhà tuyển dụng trong năm 2022 nhé.
Quản lý dự án
Một chiến dịch marketing bao gồm rất nhiều công đoạn, dù ngắn hạn hay dài hạn thì việc chạy nhiều chiến dịch digital marketing cùng lúc cũng trở nên phức tạp hơn rất nhiều. Do đó, kỹ năng quản lý dự án là rất cần thiết cho một marketer nếu muốn bản thân trở nên chuyên nghiệp trong công việc và nắm bắt tiến độ để đạt kết quả chiến dịch đúng KPI đề ra.
Thế kỹ năng quản lý dự án mà một marketer cần có bao gồm những công việc gì? Chính là sắp xếp và phân công công việc cần làm trong một chiến dịch. Người quản lý một dự án digital marketing cần phải chia nhỏ dự án này ra thành các bước đơn giản có thể hành động được. Sau đó, họ phải truyền đạt lại rõ ràng những ý kiến, công việc đồng thời đưa ra phản hồi và thúc đẩy các nhóm làm việc theo tiến độ. Nhờ có kỹ năng này, các marketer có thể dễ dàng theo sát chiến dịch hơn và dễ dàng tính toán để đạt KPI mong muốn.
Hiện nay đã có rất nhiều công cụ xuất hiện giúp cho các marketer quản lý dự án một cách dễ dàng hơn. Do đó, muốn trở nên thật chuyên nghiệp, họ phải thành thạo các công cụ như:
- Phần mềm chuyên dụng: Trello, Asana, hoặc các ứng dụng quản lý dự án sẵn có trong các CRM thông dụng như Odoo, Monday.
- Thủ công hơn, thì bạn cũng có thể dùng Google Sheet, MS Excel để lên kế hoạch, ghi chú quản lý dự án cũng rất hiệu quả.
Phân tích dữ liệu
Phân tích dữ liệu (data analysis) là quá trình làm việc với dữ liệu, bao gồm việc cài đặt tracking để số liệu đổ về đúng ý muốn, thu thập đo lường, mô hình hóa dữ liệu và đưa ra phân tích nhận định. Đây là một kỹ năng digital marketing không chỉ dành cho khi chạy các chiến dịch quảng cáo trả phí mà còn trên các kênh khác như Social Listening, phân tích tối ưu công cụ tìm kiếm, mạng xã hội…
Mục đích chính của việc phân tích dữ liệu là tìm ý nghĩa trong dữ liệu của các chiến dịch digital marketing đưa về. Họ sẽ thấy được những chiến dịch nào có giá trị, mang lại ROI và ngược lại để rồi từ đó đưa ra những quyết định sáng suốt. Chính vì thế, muốn hiểu được hành vi người tiêu dùng thì kỹ năng đo lường và phân tích dữ liệu là vô cùng cần thiết đối với các marketer.
Muốn được như vậy, họ cần phải có một số công cụ hỗ trợ bao gồm Google Analytics, Google Ads, Facebook Ads Manager và các trao đổi quảng cáo khác. Trong đó, Google Analytics là công cụ phổ biến và quan trọng của digital marketing. Bạn có thể kiểm tra các báo cáo nhưng quan trọng vẫn là cách bạn sử dụng thông tin kết quả tìm được. Dựa kết quả hành vi của khách hàng, bạn có thể tìm và đưa ra giải pháp tốt hơn để tăng lượng chuyển đổi và lượng traffic đến với sản phẩm.
Làm việc với dữ liệu là một kỹ năng cần có của nhân viên marketing. Nhưng thực chất, bạn không cần phải phải tốn thời gian để học từ A – Z qua trường lớp, cũng không cần phải thành thạo tất cả các kỹ năng như một chuyên viên phân tích dữ liệu.
Thông thạo sử dụng CRM
Phần mềm CRM là hệ thống giúp doanh nghiệp lưu trữ, phân tích và báo cáo toàn bộ thông tin khách hàng. Từ lịch sử tương tác, lịch sử giao dịch đến lịch sử tiếp cận giúp doanh nghiệp kết nối toàn diện với khách hàng, chuẩn hóa quy trình chiến lược, tăng hiệu suất làm việc và cải thiện doanh thu.
Nhờ có phần mềm này, doanh nghiệp có thể phát triển được mối quan hệ mật thiết với khách hàng thông qua quá trình nghiên cứu và tìm hiểu kỹ lưỡng thói quen của họ. Tiếp cận và giao tiếp với khách hàng một cách có hệ thống và hiệu quả, quản lý các thông tin của khách hàng như tài khoản, nhu cầu, thông tin liên lạc… nhằm mục đích phục vụ khách hàng tốt hơn.
Vậy tại sao các marketer cần phải sử dụng thành thạo phần mềm CRM? Bởi vì khả năng kết nối, cập nhật thông tin ngay lập tức chính là ưu điểm lớn nhất của phần mềm này, đặc biệt trong đó là thắt chặt mối liên kết giữa hai bộ phận Marketing và Sales. Nếu thông thạo được cách sử dụng CRM, các marketer sẽ dễ dàng nghiên cứu và phân tích dữ liệu khách hàng từ những thông tin lưu trữ tại hệ thống. Từ đó, có thể đánh giá cơ bản độ hiệu quả của các hoạt động kinh doanh và đưa ra quyết định gần như tức thì trong chiến dịch marketing của mình.
Viết nội dung (content marketing)
Nội dung (Content) có thể coi là linh hồn trong thế giới marketing nói chung và ngành digital marketing nói riêng. Nội dung này có tác dụng truyền tải thông điệp, truyền tải câu chuyện của chiến dịch marketing đến với mọi người. Hoặc cũng có thể sử dụng với mục đích PR, quảng cáo dịch vụ/sản phẩm, review về các sản phẩm/tin tức. Chính vì vậy, nếu muốn thành công và trở nên chuyên nghiệp trong ngành này, bạn không thể bỏ qua kỹ năng làm content marketing.
Để có thể thành thạo kỹ năng này, cách tốt nhất là học hỏi và luyện tập. Tham khảo nhiều nội dung khác nhau trên các nền tảng như mạng xã hội, ebook, podcast… không chỉ giúp bạn trau dồi thêm kiến thức mà còn hỗ trợ bạn có nhiều ý tưởng trong cách hành văn của mình. Từ những chất liệu và kiến thức đó, bạn nên luyện tập viết content hằng ngày bằng cách sử dụng sáng tạo và biến hóa ngôn ngữ theo chất riêng của bản thân.
Hãy nên nhớ một bài viết chất lượng thu hút được nhiều tương tác của khách hàng, giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu sẽ phụ thuộc vào trình độ và kỹ năng của bạn trong các chiến dịch digital marketing.
SEO & Quảng cáo tìm kiếm
Hiểu cách SEO và quảng cáo tìm kiếm hoạt động như thế nào, cách chúng ảnh hưởng đến chiến dịch marketing chung ra sao sẽ giúp bạn phối hợp tốt hơn với những mảng còn lại của team digital marketing mà không cảm thấy lạc lõng hay ở nhầm chỗ.
SEO
Search Engine Optimization (SEO) là hoạt động tối ưu một trang web nhằm nâng cao thứ hạng của trang web đó trên kết quả tìm kiếm. Mục đích cuối cùng của SEO là kéo nhiều organic traffic (free traffic) về cho một trang web. SEO là một kỹ năng digital marketing quan trọng luôn luôn được các công ty mong đợi từ ứng viên.
Quảng cáo tìm kiếm
Quảng cáo tìm kiếm, có thể hiểu là tiếp thị công cụ tìm kiếm. Bao gồm các kỹ thuật tối ưu hóa công cụ tìm kiếm có trả phí và không trả phí nhằm đưa website lên thứ hạng cao trên kết quả tìm kiếm.
Lập kế hoạch marketing tổng quát
Hiện nay, các digital marketer thường rất dễ bỏ qua kiến thức nền tảng marketing khi mới vào nghề. Làm việc không có kế hoạch tổng quát để phân tích đúng sai, tính logic của dự án, từ đó dẫn đến việc quản lý dự án đạt KPI như mong muốn trở nên khó khăn hơn rất nhiều. Vì thế, kỹ năng việc lập kế hoạch là chính cơ sở để một chiến dịch đạt được thành công.
Thiết kế & edit video cơ bản
Khi chạy một chiến dịch digital marketing sẽ có nhiều bộ phận cùng nhau thực hiện và hỗ trợ xuyên suốt quá trình vận hành. Không chỉ cần viết nội dung hay là có thể thu hút được khách hàng, trong đó phải có thêm những hình ảnh hoặc video minh họa để có thể thu hút trực tiếp một khách hàng. Bởi vì thế, bộ phận Thiết kế sáng tạo cũng góp phần không nhỏ vào chiến dịch.
Nhưng dù không thực thi thiết kế nhưng bạn cũng cần biết về tư duy thiết kế để ít nhất có thể truyền đạt cho designer về ý tưởng và góp ý để cho sản phẩm hoàn thiện hơn. Bên cạnh đó có thể học thêm cách sử dụng những công cụ cơ bản như Canva, Capcut,… việc này sẽ trở thành ưu điểm của bạn đối với sếp hoặc nhà tuyển dụng.
Bạn có thể lên mạng xem những video Youtube hay những bài blog nói về những công cụ cơ bản dành cho marketer. Hoặc muốn sâu hơn, bạn cũng có thể tìm hiểu học một khóa học thiết kế đồ họa cơ bản trên mạng.
Trên đây là 7 kỹ năng digital marketing cần có để trang bị cho nghề nghiệp và thành công trong lĩnh vực này. Trên thực tế hiện nay, lĩnh vực này vẫn luôn được các bạn trẻ quan tâm, sôi động và thay đổi nhanh chóng theo xu hướng cũng như sự phát triển của công nghệ. Chính vì vậy việc liên tục cập nhật và trau dồi những kỹ năng mới là rất cần thiết cho một nhân viên marketing.
Nguồn: Học Viện Regudemy.