Chiến lược Marketing thị trường du lịch là chỉ các phương pháp Marketing phát triển một thương hiệu du lịch, một ngành du lịch của doanh nghiệp và các tổ chức.
Nội dung của chủ đề này, chúng tôi phân thành 3 kỳ, bạn đang xem kỳ thứ nhất trong chủ đề lớn chiến lược Marketing du lịch.
Mặc dù nội dung chủ đề lớn này tập trung đến lĩnh vực du lịch, tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể tham khảo và phát triển trong lĩnh vực tương tư như: Giải trí, Các loại hình dịch vụ liên quan trải nghiệm.
Khái niệm về chiến lược Marketing thị trường du lịch
Chiến lược Marketing thị trường du lịch là một bộ phận cấu thành quan trọng trong quản lý chiến lược của doanh nghiệp du lịch, nó không giống với những quyết sách mang tính chiến thuật trong quản lý nghiệp vụ hàng ngày của doanh nghiệp du lịch mà nó sẽ chỉ rõ phương hướng và nội dung và đưa ra quy định khung tổng thể trong quản lý nghiệp vụ hàng ngày của doanh nghiệp du lịch. Chỉ đạo “chiến lược” chính xác và hiệu quả sẽ hỗ trợ cho việc thực hiện các quyết sách mang tính chiến lược nhằm đạt được những hiệu quả cao.
Đặc điểm của chiến lược Marketing thị trường du lịch
1, Mang tính quyết định
Điểm khác biệt căn bản giữa quy hoạch chiến lược và quản lý sự nghiệp hàng ngày của doanh nghiệp đó là chiến lược liên quan trực tiếp tới sự hưng thịnh, suy thoái và tồn vong của doanh nghiệp quyết định lợi ích tổng thể trong việc quản lý của doanh nghiệp chứ không phải là việc quản lý một phần lợi ích thông thường. Nó là một quyết sách cao cấp, là sự bảo đảm vững chắc trong việc tối đa hoá lợi ích tổng thể của doanh nghiệp.
Đặc trưng mang tính quyết định của chiến lược Marketing thị trường du lịch yêu cầu người Marketing du lịch trong quá trình soạn thảo quy tắc chiến lược cần phải có tầm nhìn xa trông rộng, mang tính đại cục, nắm bắt hệ thống Marketing một cách toàn diện để các bộ phận được phát triển một cách đồng đều trong chiến lược Marketing tổng thể.
2, Mang tính lâu dài
Soạn thảo chiến lược Marketing là một mục tiêu quản lý mang tính lâu dài, nhằm mục đích mưu cầu sự sinh tồn và phát triển lâu dài của doanh nghiệp, nó yêu cầu nhân viên Marketing phải có tầm mắt chiến lược phát triển sâu rộng, bao quát mọi thứ, nhất là không được vì lợi ích ngắn hạn mà áp dụng các thủ đoạn hư ảo, giả dối hay lừa gạt để hình thành cơn sốt tiêu dùng nhất thời rồi lại gây ra những tác dụng nguy hại lâu dài.
Hiện tại nước ta đang khuyến khích một số chiến lược vĩ mô phát triển vùng du lịch Tây Bắc, Tây Bắc có nguồn tài nguyên du lịch phong phú, trong quá trình triển khai nhất định phải có tầm mắt sâu rộng, chú ý bảo vệ môi trường, phát triển lâu dài và bền vững.
3, Mang tính nguy cơ
Thị trường có rất nhiều những nhân tố bất định đồng thời luôn thiên biến vạn hoá, do vậy khi soạn thảo quyết sách chiến lược thường sẽ có những rủi ro nhất định. Những rủi ro này thường đến từ những phương diện sau:
Thứ nhất người đưa ra quyết sách từ đầu chí cuối không thể nắm bắt được toàn bộ thông tin, giống như những gì mà giám đốc điều hành tập đoàn Chryslerđ đã từng nói: “Bạn chỉ có thể đưa ra quyết sách trong trường hợp bạn đã nắm được 95% thông tin, nếu không khi bạn đang nắm bắt nốt 5% thông tin còn lại thì thời cơ đã qua mất rồi”.
Thứ hai, là do những nguyên nhân từ bản thân người đưa ra quyết sách về các mặt như giáo dục, trải nghiệm, môi trường trưởng thành, cá tính…khiến họ khi đối mặt với một tính huống thị trường chung nào đó những mỗi người lại đưa ra những quyết sách khác nhau. Hiển nhiên, quyết sách hoàn hảo nhất chỉ có một, còn lại các quyết sách khác đều sẽ tồn tại sự rủi ro nhất định.
4, Mang tính điều chỉnh thích hợp
Chiến lược thường là kế hoạch dài hạn nhằm vào một vấn đề trọng đại nào đó, trong quá trình thực hiện không thể cứng nhắc bất biến được mà phải luôn không ngừng thay đổi điều chỉnh căn cứ trên môi trường thị trường bên ngoài và sự thay đổi của các điều kiện bên trong, nắm bắt các cơ hội có lợi, loại trừ ảnh hưởng bất lợi và các nguy cơ tiềm ẩn để thực hiện mục tiêu doanh nghiệp một cách thuận lợi nhất.