Mỗi doanh nghiệp khi muốn khẳng định vị trí của mình trên thị trường thì đều cần có riêng cho mình một thương hiệu. Một trong những đỉnh cao của quá trình kinh doanh là gây dựng được thương hiệu uy tín trên thị trường trong và ngoài nước, đặc biệt là tạo được thương hiệu tin cậy cho mọi đối tượng khách hàng.
Thương hiệu là một khái niệm trừu tượng để chỉ sự tồn tại của các doanh nghiệp trong mỗi khách hàng. Thương hiệu là một dạng tài sản phi vật chất nhưng có giá trị rất lớn đối với doanh nghiệp. Phát triển thương hiệu chính là việc các doanh nghiệp tìm mọi cách làm tăng độ nhận biết của công chúng đối với thương hiệu của mình để nâng cao danh tiếng công ty, đưa sản phẩm đến với khách hàng. Việc xây dựng thương hiệu là một quá trình lâu dài với một chiến lược rõ ràng và một quy trình thực hiện hiệu quả để chắc chắn rằng doanh nghiệp thực sự có năng lực và là sự lựa chọn tốt nhất của khách hàng
.
Phát triển thương hiệu là dựa vào sự lớn mạnh của thương hiệu trong thị trường mà tiến tới mở rộng kinh doanh, làm tăng độ uy tín, tin cậy, chất lượng cho thương hiệu; đồng thời cũng tạo ra những chiều hướng mới hay những lĩnh vực kinh doanh đa dạng hơn cho thương hiệu xây dựng. Vì vậy có thể đưa ra một chiến lược tạo dựngthương hiệucho doanh nghiệp như sau đây:
Bước 1: Nghiên cứu thị trường
Thị trường là một yếu tố rất quan trọng trong việc xây dựng thương hiệu của doanh nghiệp. Đó là nơi hoạt động của các thương hiệu. Một doanh nghiệp có thương hiệu có uy tín trên thị trường sẽ giúp các sản phẩm của doanh nghiệp được tiêu dùng một cách nhanh chóng và lâu dài. Việc nghiên cứu thị trường sẽ giúp các doanh nghiệp biết người tiêu dùng cần gì để từ đó có định hướng phát triển thương hiệu một cách tốt nhất.
Bước 2: Xây dựng thương hiệu
Việc xây dựng thương hiệu là xác định được mục tiêu, có những thiết kế ban đầu về nhãn hiệu, logo hay slogan riêng biệt để người tiêu dùng trên thị trường có thể phân biệt được. Đây là bước quan trọng, thu hút thị hiếu của người tiêu dùng đối với sản phẩm mang thương hiệu riêng của doanh nghiệp, định hướng chothương hiệulâu dài.
Logo và khẩu hiệu sẽ xuất hiện ở gần như tất cả mọi nơi liên quan đến doanh nghiệp của bạn, vì vậy hãy đầu tư thời gian và tiền bạc để tạo ra một logo và khẩu hiệu ý nghĩa.
Bước 3: Đăng kí thương hiệu
Để dễ dàng trong việc thương hiệu phát triển thì ngay khi xây dựng được thương hiệu, các doanh nghiệp phải nhanh chóng đi đăng kí thương hiệu để có thể có cơ sở pháp lí đối với thương hiệu của doanh nghiệp mình.
Bước 4: Cá nhân hóa thương hiệu và tích hợp thương hiệu trong mọi khía cạnh của doanh nghiệp
Khách hàng không tìm kiếm sản phẩm, họ tìm kiếm trải nghiệm đáp ứng nhu cầu của họ và họ dễ dàng gắn kết với những tương tác mang tính cá nhân. Hãy cá nhân hóa thương hiệu một cách thống nhất tại tất cả các điểm tương tác giữa khách hàng và thương hiệu.
Bạn có thể cá nhân hóa thương hiệu bằng cách: Sử dụng ngôn ngữ giao tiếp thân thiện, đơn giản, xưng hô “tôi” và “bạn”, chia sẻ câu chuyện đằng sau hậu trường…
Và phải chắc chắn rằng thương hiệu của bạn phải được phản chiếu trong mọi thứ mà khách hàng thấy. Trong tất cả các nội dung marketing của thương hiệu phải có sự kết hợp tiếng nói, thông điệp và sự cá nhân hóa thương hiệu.
Bước 5: Truyền thông thương hiệu
Nhờ có truyền thông thương hiệu mà doanh nghiệp có thể quảng bá sản phẩm và dịch vụ, giúp người mua biết đến sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp nhanh nhất. Truyền thông thương hiệu cũng đồng thời tạo ra nhu cầu sử dụng. Ví dụ như trước đó mọi người không có nhu cầu thay đổi sản phẩm đang dùng hiện tại nhưng từ khi một sản phẩm mới hơn với những tính năng vượt trội hơn đã làm nảy sinh ra mong muốn được trải nghiệm.
Truyền thông thương hiệu là công cụ để khách hàng phản ánh về chất lượng và dịch vụ của doanh nghiệp giúp họ không ngừng cải tiến để những sản phẩm ngày càng hoàn thiện trước khi đến được với người tiêu dùng, càng góp phần tạo dựngthương hiệumột cách nhanh chóng, an toàn và có uy tín nhất.
Một số cách truyền thông thương hiệu hiệu quả:
– Quảng cáo: thuyền thống, online qua mạng xã hội
– Tiếp thị trực tiếp hoặc qua mail, sms, qua các ấn phẩm quảng cáo
– Tổ chức các buổi triển lãm, hội chợ, chăm sóc khách hàng hoặc các chương trình khuyến mại, sự kiện
– Kêu gọi tài trợ/hợp tác thương hiệu, liên doanh
Và trong quá trình này phải luôn giữ tính thống nhất cho thương hiệu. Đừng liên tục thay đổi định hướng thương hiệu, sự không thống nhất trong quá trình tạothương hiệu sẽ làm khách hàng trở nên bối rối, và việc phát triển của doanh nghiệp trong dài hạn sẽ trở nên khó khăn.
Bước 6: Theo dõi tài sản thương hiệu mà bạn có được
Theo dõi hiệu quả của các chiến lược truyền thông, các danh mục đầu tư vào sản phẩm của bạn, theo dõi hiệu quả của dịch vụ, truyền thông thương hiệu… để từ đó đánh giá chính xác nhất về chiến lược phát triển thương hiệu của doanh nghiệp mình và đưa ra hướng đi tốt nhất cho an toàn, uy tín, chất lượng được khách hàng tin dùng.
Như vậy với 6 bước này, hi vọng rằng doanh nghiệp của bạn sẽ dễ dàng định hướng được chiến lược phát triển thương hiệu phù hợp để tạo được một thương hiệu có uy tín trên thị trường trong và ngoài nước.