Khái niệm KPI hiện nay vốn đã khá quen thuộc trong các công việc liên quan tới kinh doanh, marketing, nhân sự, quản lý,… Trong một vài năm trở lại đây, thuật ngữ này lại càng được áp dụng mạnh mẽ và phổ biến tại Việt Nam, tuy nhiên, điều đó vẫn chưa đem lại hiệu quả cao. Bài viết sẽ giúp bạn hiểu thực chất KPI là gì và đặc biệt là xây dựng KPI cho nhân viên Marketing một cách hiệu quả nhất
1. KPI quảng cáo
1. Chi phí quảng cáo trên 1000 khán giả mục tiêu:
– Bạn nên tính chi phí quảng cáo này cho từng kênh khác nhau để xác định hiệu quả của từng kênh.
– Bạn có thể tính trung bình cho tất cả các kênh và so sánh với đối thủ cạnh tranh để so sánh hiệu quả.
2. Mức độ biết đến sản phẩm: được đo lường trước và sau quảng cáo
– Tỷ lệ = số người nhận ra sản phẩm của bạn/tổng số người thu thập.
– Tỷ lệ này được đo lường trước và sau khi quảng cáo.
3. Tỷ lệ phần trăm những người nhận lại (nhớ có trợ giúp), nhớ lại (nhớ không cần trợ giúp)những chi tiết trong thông điệp quảng cáo
4. Đánh giá của khách hàng về các thông điệp quảng cáo (tính gây ấn tượng, khả năng tạoniềm tin)
5. Mức độ ưa thích của khách hàng đối với thông điệp và chương trình quảng cáo
6. Số lượng người hỏi mua sản phẩm được quảng cáo sau chương trình quảng cáo
7. Doanh thu của sản phẩm được quảng cáo: được đo lường trước và sau chương trình quảng cáo
– Bạn cần đo lường toàn bộ công ty và nhiều kênh bán hàng khác nhau.
– Bạn có thể dùng phương pháp cắt các thông điệp quảng cáo khi đến mua hàng giảm giá để đo lường hiệu quả của từng kênh.
– Một cách theo dõi và đo lường rất thực tế, hiệu quả mà bạn đừng bỏ qua là hỏi các khách hàng, họ biết về công việc kinh doanh của bạn từ nguồn thông tin nào.
2. KPI hoạt động khuyến mãi
1. Tỷ lệ doanh số thời gian khuyến mãi và trước khi khuyến mãi. Nếu số lượng khuyến mãi thấp chứng tỏ sản phẩm của bạn không hấp dẫn hoặc là hoạt động truyền thông chưa được tốt.
2. Tỷ lệ doanh thu sau khuyến mãi và trước khuyến mãi. Sau thời gian khuyến mại thường là doanh thu giảm xuống, do khách hàng chưa dùng hết sản phẩm. Do vậy tỷ lệ doanh thu thấp hơn so với trước khuyến mãi cùng không làm bạn lo lắng.
3. Tỷ lệ doanh thu sau khuyến mãi (một thời gian dài) / trước khi khuyến mãi. Nếu tỷ lệ này thấp hơn so với trước khi khuyến mãi chứng tỏ hiệu quả khuyến mãi của bạn chưa tốt.
4. Tỷ số chi phí khuyến mại (giải thưởng, quảng cáo cho khuyến mại, quản lý khuyến mại) trên doanh thu.
3. KPI hoạt động quan hệ công chúng
1. Hiệu quả bài pr, thông cáo báo chí:
– Chỉ số này phản ánh các đơn vị truyền thông đã đăng tải nội dung thông điệp có hiệu quả hay không?
– Mỗi bài pr bạn liệt kê ra các ý quan trọng mà bạn muốn truyền thông và cho điểm trọng số vị trí quan trọng của ý đó. Tổng trọng số là 10.
– Bạn đánh giá xem báo nào đã đăng tải đúng bao nhiêu ý, ví dụ 3 ý thì bạn cộng các điểm lại.
– Tiếp đó bạn đánh giá nội dung thuyết phục của bài đó. Thang điểm là 10.
– Điểm trung bình hiệu quả của báo đó = (điểm nội dung + điểm thuyết phục)/2.
– Bạn đánh giá trọng số mức độ quan trọng của tất cả các tờ báo mà bạn tham gia, tổng trọng số là 10.
– Nhân trọng số với điểm hiệu quả và cộng tất cả lại / 100.
2. Thăm dò dư luận
– Mục đích là tiến hành thăm dò sự hiểu biết đúng đắn khách mời và các đại lý, nhà phân phối đã đọc thông cáo báo chí trên báo.
– Việc tìm hiểu chia nên chia làm 2-3 kỳ, lý do là chương trình Pr có tác động lâu dài, số liệu thu nhập chỉ mang tính tạm thời.
3. Mức độ biết đến doanh nghiệp thông qua những chương trình quan hệ công chúng đã làm.
– Đo lường kết quả trước và sau khi thực hiện chương trình PR áp dụng cho những công việc có kết quả dễ đo lường
4. Mức độ biết đến sản phẩm thông qua những chương trình quan hệ công chúng đã làm
4. KPI internet marketing
1. Tỉ lệ người truy nhập mới:
– Tỷ lệ này bằng số người truy cập mới / tổng số người truy cập.
– Bằng cách đánh giá riêng tỉ lệ hoán chuyển người truy nhập mới, bạn mới có thể nhìn thấy rõ hơn hiệu lực của những công cụ tìm kiếm hay các chiến dịch quảng cáo của công ty.
2. Tỉ lệ quay lại của người truy nhập cũ:
– Bằng cách theo dõi tỉ lệ này, bạn có thể biết Web site của bạn có được nhiều khách hàng quan tâm hay không, từ đó có chiến lược đối với nội dung Web site.
3. Số trang xem/ truy nhập:
– Tỷ lệ này phản ánh sự hấp dẫn site đối với người xem.
– Việc tăng tỉ lệ trang xem/ truy nhập chỉ ra nội dung của bạn đang được người đọc quan tâm bằng việc người xem dành thời gian để xem các trang.
– Tuy nhiên một tỉ lệ cao cũng có thể là do quy trình thanh toán và xem sản phẩm phức tạp quá mức cần thiết.
4. Số hàng/ đặt hàng:
– Bạn nên có một công cụ theo dõi bao nhiêu hàng được xem trên một lần đặt hàng. Điều này giúp bạn tìm hiểu được hành vi của người mua hàng để từ đó đưa ra chiến lược marketing và bán hàng phù hợp hơn.
5. Giá trị đặt hàng trung bình:
– Tuỳ theo từng lĩnh vực kinh doanh mà giá trị đặt hàng trung bình sẽ khác nhau, chính vì vậy mục tiêu về giá trị trung bình của bạn cũng khác nhau. Tuy nhiên nếu bạn đo lường giá trị này thường xuyên, bạn sẽ có thông số giữa các năm, điều này hỗ trợ cho marketing rất nhiều.
6. Tỉ lệ bỏ Web ngay khi truy nhập:
– Sự kiện này xảy ra khi một người truy nhập một trang trên site của ban và cũng ngay lập tức họ nhấn chuột rời bỏ Web site ra không quay trở lại.
Mong rằng những thông tin KPI cho nhân viên Marketing trên hữu ích cho các bạn!
Chúc các bạn thành công!