Bitcoin có phải là tiền không?
Bitcoin là một loại tiền tệ cũng giống như đồng đô la (dollar) hay đồng Việt Nam, đồng Yen, đồng Euro vậy. Bitcoin cũng chính là một loại tiền tệ.
Cho đến giờ phút này Bitcoin được xem là đồng tiền của Internet hoặc chúng ta có thể gọi Bitcoin là “tiền điện tử” cho nhanh và tiện hay nói một cách đơn giản hơn Bitcoin là tiền
Bitcoin là gì?
Tôi thấy có nhiều người gọi Bitcoin là tiền ảo và tôi hoàn toàn không đồng ý với cách gọi này chúc nào, bởi vì chử “ảo” có hàm ý cái gì đó không có thực và không có giá trị nó để mắc hiểu nhầm và phản cảm cho những người mới chưa hiểu gì về Bitcoin. Tiền ảo là loại tiền thường thấy ở trong game, do Cty game nào đó kiểm soát, cách tạo ra nó và cách nó vận hành hoàn toàn không giống với Bitcoin. Với lại bạn đã từng thấy ai đó mua Lamborgini bằng tiển ảo chưa? nếu Bitcoin là tiền ảo chẳng lẽ cái tiệm bán xe Lamborghini đó ngu ngốc khi nhận Bitcoin ?! Lamborghini chỉ là ví dụ trong hàng chục ngàn ví dụ khác và con số này cứ tiếp tục gia tăng mỗi ngày.
Bạn có biết chỉ có 8% tiền trên toàn thế giới là tiền mặt. 92% còn lại chỉ là con số trên máy tính, Vậy thế nào là tiền “ảo” ?!.
Bạn thân mến, giá trị luôn là khái niệm của tính chủ quan, nó có thể có giá trị với người này, nhưng lại không với người khác, nhiều ít khác nhau, tùy thời điểm và địa điểm khác nhau, bạn hãy nhớ rằng giá trị của bất cứ thứ gì còn được quyết định của quy luật cung cầu.
Chẳng hạn khi chúng ta mua một món hàng thì chúng ta xem món hàng đó có giá trị hơn số tiền của chúng ta bỏ ra để đổi lấy, nhưng người bán thì ngược lại họ xem số tiền đó có giá trị hơn món hàng của họ bán ra, nếu không có điều kiện đó thì sẽ không có mua bán và nếu cả 2 cùng tình nguyện mua bán thì cãm 2 sẽ cảm thấy có lợi.
Bitcoin khác biệt ở chổ nó không được tạo ra bởi bất cứ một quốc gia hay nhà nước nào, mà được tạo ra từ một mạng lưới kết nối các máy tính trên khắp thế giới.
Bitcoin hoạt động như thế nào?
Bitcoin (BTC) hoạt động dựa vào các mật mã và thực toán cao cấp (SHA-256 hash) Protocol (nền tảng cấu trúc, kiến trúc) của Bitcoin có mã nguồn mở (open source) điều này có nghĩa bất kỳ những ai biết về lập trình đều có thể kiểm tra qua mã nguồn này nhưng không thể thay đổi được nó. Bitcoin protocol chỉ có thể thay đổi hay nâng cấp thông qua số đông. Trước bất kỳ một thay đổi, nâng cấp thì vào các developers (những người phát triễn (lập tình viên)) điều này phải đưa ra thông báo trước forum chính và nếu được ủng hộ của đa số thì sự thay đổi sẽ được xúc tiến.
Một mặt Bitcoin là một đơn vị tiền tệ, mặt khác Bitcoin là một mạng lưới phân bố, phân trung ngân hàng (peer to peer) chuyển giao tiền tệ có nghĩa là bạn có thể gửi Bitcoin TRỰC TIẾP cho một người khác mà không cần thông qua một trung gian nào bất kể thời gian, bất chấp không gian với một lệ phí cực kỳ thấp gần như bằng 0 hoặc thậm chí bằng 0. Hãy nghĩ về điều này một chúc. Đây quả là một cuộc cách mạng chưa từng thấy xảy ra trong lịch sử loài người. Satoshi giải được bài toán mà trước đến nay người ta vẫn cho là không thể giải được, đó là bài toán về lòng tin – bằng cách đưa ra sáng kiến về Block Chain (tôi sẽ nói về chi tiết này sau).
Bởi vì khi có một trung gian đứng giửa, bạn phải tin họ. Làm sao có thể biết chắc được rằng họ sẽ không lừa bạn? Không bao giờ biết được và không phải lúc nào lòng tin của bạn cũng đặc đúng chổ. Làm sao để một việt kiều có thể gửi tiền cho thân nhân họ ở Việt Nam vào một ngày cuối tuần khi các dịch vụ gửi tiền không mở cửa với lệ phí gần như bằng 0 bất chấp số tiền muốn gửi là vài trăm đô hay tới vài chục ngàn đô hay hơn nữa! thậm chí là 150 triệu đô (phí tốn = 0) [tham khảo] Tôi nghĩ đây cuộc di chuyển tài sản vĩ đại nhất đã từng xảy ra trên trái đất. Ngày xưa người ta duy chuyển tiền bạc, châu báu, thì khổi phải nói thì ai cũng biết là cần rất nhiều chi phí cho một sự vận chuyển như vậy: thuê xe, ngựa, lính gác, vệ sỉ…chưa kể đến thời gian phải tốn cho cuộc vận chuyển đó. Trong khi với Bitcoin thì chỉ mất khoảng 60 phút trung bình 1 confirmation(sự xác nhận hợp lệ của một transaction) của bitcoin mất khoảng 10 phút, số tiền càng lớn thì cần nhiều confirmation để chắc chắn hơn, một khi đã có khoảng 6 confirmation trở lên thì có thể nói là chắc chắn 100% số tiền đã gửi đó đã an toàn (không thể Hack được và không thể bị đảo ngược lại được).
Block và Block Chain
Block chain là một chuổi liên kết các block (khối) lại, giống như chuổi hạt là một chuổi liên kết các hạt lại. Mỗi một block có nhiệm vụ lưu trữ lại những transactions gần nhất (mà chưa được lưu lại những blocks trước đó). Tưởng tượng như block chain là một cuốn sổ cái, sổ kế toán công cộng khổng lồ, ghi lại tất cả các giao dịch, trong đó mổi trang trong quyển sổ đó là một Block, trang này đầy sẽ ghi sang trang mới, quyển sổ này có đặc điểm là có số trang vô hạn. Một khi transaction đã được ghi lại thì không thể thay đổi hoặc xóa đi. Ngoài những transaction gần nhất mỗi block còn chứa thông tin liên kết đến block trước đó. Và nó còn chứa một đáp án cho một bài toán rất khó giải, đáp án này là khác nhau cho mỗi block. Nếu đáp án không đúng thì block không có hiệu lực và không được lưu lại trong block chain.
Bitcoin được tạo ra như thế nào?
Giả sử 1 bitcoin bằng một ounce vàng (gần một lượng 8.3 chỉ) ounce là đơn vị đo độ nặng của vàng của người Tây. Thì cứ khoảng 10 phút thì sẽ có 1 lượng Bitcoin (vàng) được “đào” lên, con số này hiện nay là 25, vì đã giảm đi phân nữa sau 4 năm so với con số ban đầu là 50 và cho tới năm 2140 sẻ có tổng tất cả là 21 triệu Bitcoin, nói cách khác sau 21 triệu Bitcoin được đào lên hết vào năm 2140 sẻ không còn Bitcoin để đào nữa.
1 Bitcoin có thể phân chia ra được 100 000 000 lần. Đơn vị nhỏ nhất không thể chia được nữa đó là Satoshi nhân danh người tạo ra Bitcoin. Vì vậy 1 Bitcoin = 100 000 000 (một trăm triệu) Satoshi hay 1 satoshi = 0.000 000 01 Bitcoin.
Một sai lầm trong tâm lý của nhiều người hiện tại là họ thấy giá của một Bitcoin mắc quá họ không đủ khả năng mua. Thật ra nếu bạn không thể mua 1 Bitcoin thì bạn cũng có thể mua 0.5, 0.1, 0.01 Bitcoin …Nhưng nhiều người sẽ không vượt qua được cái rào cản tâm lý đó là không thể chịu được cái cảm giác sở hửu một phần nhỏ của cái gì đó, mặc dù đối với những con số tiền bạc lạnh lùng thì nó chẳng có gì khác biệt, nếu 1 Bitcoin bằng 1000$ thì 0.1 Bitcoin sẽ bằng 100$ không hơn cungx không kém.
Hoặc nếu nó mắc quá thì bạn cũng có thể xem qua Litecoin bạn đồng hành với Bitcoin, giá vẫn đang rất thất so với tiềm năng. Nếu Bitcoin là vàng thì Litecoin là bạc có thể hiểu là như vậy.
Tại sao Bitcoin là có giá trị? giá trị đích thự của Bitcoin là gì?
Nhiều lầm tưởng rằng giá trị của Bitcoin được tính bằng số tiền được quy đổi ra được từ nó, hay nói cách khác giá trị của một Bitcoin quy ra USD, Yen, Euro, Vnd … Thật sự thì đó không phải là giá trị đích thực của Bitcoin, nó chỉ là một mức giá, một hệ quả có được từ quy luật cung cầu. Vậy thì giá trị THỰC SỰ của Bitcoin nằm ở đâu? Xin trả lời: giá trị của nó nằm ở các mạng lưới, network nơi mà bạn muốn tham gia vào thì bạn phải có những đồng xu Bitcoin. Tưởng tượng những đồng xu này nó giống như một cổ phiếu của một cty (chỉ có điều là ở đây không có cty nào), khi càng nhiều người muốn mua cổ phiếu đó thì tất nhiên giá cổ phiếu phải tăng. Gía trị của nó nằm trong sự hửu dụng, an toàn, bảo mật trong công việc thanh toán, mua bán, không một nhà bank, nhà nước, cty nào can thiệp, một ý tưởng thiên tài trở thành sự thật lần đầu tiên trong lịch sử loài người.
Ai? Công ty nào điều hành Bitcoin?
Không một ai hay cty nào điều hành Bitcoin. Bitcoin được vận hành bởi tất cã những người dùng Bitcoin, những người đang sử dụng Bitcoin Client.
Bitcoin được đào như thế nào?
Cơ bản là quá trình đào Bitcoin là cùng nhau thi đua của các “thợ đào” để tìm ra đáp án, đáp số để giải được một bài toán rất khó. Độ khó của bài toán này được tự động chỉnh sửa sao cho trung bình cứ mổi khoảng 10 phút thì sẻ có một thợ đào (hoặc một nhóm hợp lại) rải rác khắc thế giới giải được một block.
Bài toán này có thể hiểu nôm na tương tự như vé số mua càng nhiều thì cơ may trúng càng cao, công việc của những cổ máy đào Bitcoin là cố gắng tìm ra con số trúng đó bằng cách… đoán mò generate ra hàng tỉ tỉ vé số một giây không phải chỉ một người mà cả mạng lưới các thợ đào cùng nhau hợp lại công việc này, nhắc lại là cứ trung bình khoảng 10 phút thì sẻ có một người hoặc một nhóm tìm ra con số trúng. Có lẽ ai cũng biết, có được con số trúng thì khó, chứ “dò số” thì phải tốn thời gian công sức năng lượng kiểm tra lại xem nó có đúng không thì rất dể dàng.
Vì công nghệ và kỷ thuật ngày càng tiến bộ nên các máy tính của các thợ đào cũng ngày càng nhanh và mạnh dẩn đến độ khó ngày càng gia tăng. Bạn có biết sức tính (computing power) của mạng lưới Bitcoin hiện nay đã mạnh hơn gấp 256 lần 500 cái TOP Siêu Máy Tính trên thế giới cộng lại.
Như đã đề cập ở bài trước, khi mổi một block được giải thì mỏi một người giải được block đó sẻ được “thưởng” một số Bitcoin, giống như một người nào đó bổng dưng tìm được một cục vàng dưới gốc cây sau nhà. Bitcoin không phải không khí mà ra như tiền giấy của bất cứ chính phủ nào trên thế giới. Cần phải tốn năng lượng và thời gian để vận hành cổ máy tính đào Bitcoin đó. cũng giống như cần phải tốn tài nguyên để đào Vàng từ lòng đất lên.
Nhiều người sẻ bảo rằng nếu như vậy thì Bitcoin quá phí phạm điện năng khủng khiếp. Tôi sẽ đưa ra 2 phản diện như sau:
1. Nghành công nghiệp đào Bitcoin có tính cạnh tranh rất gắt gao chứ không phải chuyện giởn chơi mà cái máy tính ở nhà bạn có thể tham gia vào được. Cần phải có sự đầu tư lớn mới sinh ra những “cánh đồng” (fam) computers khủng. Ngoài những những cổ máy khủng đó ra thì chi phí lớn nhất đó là tiền điện. Vì thế ở nơi nào hay đất nước nào có điện rẻ thì hoạt động ở đó sẻ có lợi hơn. Chẳng hạn như lceland là một đất nước có tiền điện phải nói là rẻ hơn các nước khác trên thế giới, vì cung cầu, vì những công nghệ trong renewable energy (năng lượng sạch có thể tái chế, sử dụng lại, vì điện khó vận chuyển, phí phạm khi vận chuyển, khó tồn trử..
Kỷ thuật càng ngày càng tiên tiến dẫn đến những cổ máy đào Bitcoin se càng ngày càng mạnh hơn và tiêu tốn năng lượng ít hơn. Cộng thêm người ta có thể tận dụng hơi nóng, nhiệt tỏa ra từ các cổ máy để dùng vào những ứng dụng khác. Điện khi đó không hoàn toàn bị lãng phí, nó vừa tạo ra Bitcoin và tạo ra được nhiệt: 1000 watts sẻ sản sinh ra 1000 watts nhiệt. Định luật bảo toàn năng lượng phát biểu rằng năng luộng không bao giờ mất đi, nó chuyển từ dạng này sang dạng khác. Vấn đề là bạn có biết tận dụng sự chuyển đổi đó hay không thôi.
2. Bát bỏ Bitcoin chỉ vì nó tốn điện mà không cân nhắc qua những lợi ích của nó thì quả thật là thiếu soát, phiến diện và ấu trĩ. Bạn phải tiếp tục đặt ra câu hỏi như: Liệu Bitcoin sẽ giúp được gì cho phát triển kinh tế hay không khi nó mở ra giao dịch mới, phương thức thanh toán mới…? liệu nó có làm tăng tốc độ sự phát triển trong công nghệ kỷ thuật, trong công nghệ điện sạch…nói rằng Bitcoin phí điện cũng giống như việc tạo ra các cối xoay gió để tạo ra điện có hại cho môi trường vì để tạo ra Thép thì cũng phải tiêu tốn năng lượng.
Tại sao chỉ có 21 triệu Bitcoin là tất cã?
Cũng như Vàng có giới hạn thì Bitcoin cũng có giới hạn. Chính cái giới hạn này tạo ra một sự khang hiếm, tạo ra sự giá trị cho Bitcoin, bởi vì thường cái gì hiếm sẻ quý. Chính vì Bitcoin có giới hạn nên điều này tạo ra một hiệu ứng ít thấy, đó là giảm phát. Một trong những lý luận được đưa ra để bát bỏ Bitcoin là: Nếu có giảm phát thì đồng tiền Bitcoin ngày càng TĂNG giá, thì người ta sẻ cứ tích trử Bitcoin, dẩn đến kinh tế bị trì truệ không phát triển vì không ai còn mua gì nữa. tuy nhiên lập luận này không chính xác. Tôi có thể phản diện lại như sau:
Laptop ngày càng nhanh hơn và rẻ hơn. Nếu theo lập luận này thì sẽ không còn ai mua laptop nữa, vì cùng một số tiền đó mỗi năm người ta có thể mua một cái máy nhanh hơn, xịn hơn.. nhưng thực ttes thì sao? thực tế là khi nào họ cần thì họ sẽ mua, chứ không phải vì tiền của người ta càng ngày càng có giá trị (vì mua được máy tốt hơn) (tăng giá) mà người ta sẻ không bao giờ mua.
Một ví dụ khác là chuyện mua Lamborghini bằng Bitcoin đã đề cập ở đầu bài. Bitcoin ngày càng tăng giá người ta sẻ càng muốn tiêu số Bitcoin người ta có được. Bởi vì sao? bởi vì khi bạn mua được mốn hàng gì đó mà lúc đó bạn đang CHÔT LỜI, nếu bạn cứ giử mãi Bitcoin trong người thì biết đâu một ngày nào đó nó rớt giá thì sao? Bitcoin chính là liều thuốc giải cho căng bệnh thích tiêu thụ, hưởng thụ, ăn sài có thể thấy đang lan tràn đến tuyệt vọng trên thế giới ngày nay.
Bạn cũng có thể tìm hiểu sâu hơn về lịch sự đồng tiền Bitcoin.
Sớm hay muộn gì thì bạn cũng nhận ra được sự thật về Bitcoin
Tại sao tôi lại quan tâm nhiều về Bitcoin đến như vậy? Mục đích của tôi khi đến với Bitcoin là gì? Những ai nghĩ rằng là để đầu tư kiếm lời, để làm giàu thì hoàn toàn sai lầm. Mục đích thật sự của tôi đến với Bitcoin làm vì tôi muốn đầu tư cho đường dài, cho tương lai năm, mười năm nữa chứ không phải đầu tư kiểu chụp giựt. Tất nhiên cũng có nhiều người đến với Bitcoin chỉ với mục đính này, muốn làm giàu cho nhanh, bỏ 1 lời 2 trong ngày….thành công thì ít loạn lên thì nhiều, càng loạn lên thì càng đưa ra quyết định sai lầm.
Đầu tư luôn là một trò chơi may rủi ít nhiều không riêng gì Bitcoin và nhất là trong thời điểm biến loạn bùng nổ này của nó, có lẽ vài năm nữa lúc đó mới bắt đầu ổn định. Nếu bạn có ý định tham gia vào cuộc cách mạng này, chỉ nên nhớ một điều là đừng bỏ ra đầu tư, một số tiền mà bạn ko thể mất, có mất cũng không sao, hay nói một cách dể hiểu hơn là đừng có dại mà bán nhà để mà mua hết, chuyện này có lẽ ai cũng biết nhưng nhắc lại cũng không thừa, một điều khác cần nhớ nữa đó là đừng tham gia vào Bitcoin nếu bạn chưa hiểu gì về nó.
Liệu chính quyền các nước có can thiệp vào Bitcoin hay không?
Câu trả lời là rất có thể, bởi vì một khi Bitcoin đã được nhiều người đón nhận, càng ngày càng trở nên giống tiền thật hơn thì khi đó thì sẻ là một mối đe dọa tới quyền lực các nước đang nắm trong tay. Bởi vì người nào nắm trong tay quyền lực về tiền bạc thì người đó nắm trong tay quyền lực về mọi thứ khác:
“Đưa cho tôi quyền điều khiển tiền tệ của mọt đất nước và tôi sẽ không cần biết ai làm ra luật lệ của một đất nước đó” (một câu nói nổi tiếng của Mayer Amschel Bauer Rothschild)
Bitcoin được Satoshi tạo ra nhằm loại bỏ đi yếu tố này, không ai có thể điều khiển nó, bao gồm luôn chính cã Satoshi. Tiền giờ đây không còn nằm trong vòng tay kiểm soát của chính phủ nữa, mà đã có thể trở về tay của từng người, từng cá nhân. Tuy nhiên tư tưởng của đa số nhiều người họ đều nghĩ rằng vai trò của nhà nước là cần thiết, sự hiện diện của nhà nước là để bảo vệ họ, giúp đở họ…Vì thế các nhà nước cũng có thể tự tạo ra một loại tiền “tiền mã” (cryptocurrency) gần giống như Bitcoin, chỉ khác một số điểm chẳng hạn như Họ sẻ là người trực tiếp kiểm soát, quản lý HỌ sẻ là người có quyền thay đổi những thông số bất cứ khi nào họ muốn…và nhiều người vẫn còn tin vào nhà nước. tin vào chính phủ của họ cũng sẻ sẳng sàng chấp nhận sử dụng đồng tiền được chính phủ bảo kê này. Đây chính là vấn đề: vấn để không phải là Bitcoin có tốt cho chúng ta hay không (vì câu hỏi này chỉ có một câu trả lời), mà vấn đề chính đó là tư tưởng của chúng ta có hiểu được Bitcoin để chấp nhận nó hay không, có hiểu được những gì đang xảy ra trên thế giới này hay không, có hiểu được những chuyện căn bản về kinh tế hay chính trị hay không.. Đó là nhiệm vụ cốt lỏi của những người làm giáo dục tại viện Ludwig von Mises.
Để tìm hiểu về Bitcoin thì cần thời gian là nhiều hơn một ngày hay một bài viết, không nên hồ đồ vội vàng phán xét dựa trên những thành kiến, kiến thức của mình Bitcoin chính là văn minh nhân loại. Là một công cụ tuyệt vời trong thế giới phẳng ngày nay.
Nguồn : duongdanhtung