Thời đại cộng nghệ số phát triển, đòi hỏi sự nhanh chóng và tiện lợi nhất để đáp ứng được nhu cầu sống hối hả như hiện nay. Ngày càng nhiều người tiêu dùng tại thành thị làm quen với các loại hình thanh toán trực tuyến. Nếu bạn là shop bán hàng online, bạn cần cập nhật ngay và bổ sung các phương tiện thanh toán trực tuyến. Điều này giúp tối ưu trải nghiệm người mua, đồng thời giúp bạn hạn chế tỉ lệ hủy đơn hàng, thời gian quay vòng vốn nhanh hơn. Dưới đây là 10 cổng thanh toán phổ biến bạn nên xem xét tích hợp nay vào website 10 cổng thanh toán trực tuyến tại Việt Nam.
1/ NGÂN LƯỢNG
Đây là một trong những cổng thanh toán được ưa chuộng nhất Việt Nam, đi vào hoạt động từ năm 2009. Ngân Lượng hoạt động theo mô hình trung gian thanh toán, tương tự Paypal, hỗ trợ người bán lẫn người mua giao dịch an toàn trên internet. Tính đến nay, Ngân Lượng đã phục vụ 35 triệu giao dịch trực tuyến và hơn 57.000 người bán, hợp tác với hầu hết ngân hàng khắp cả nước. Hàng triệu khách hàng và người bán đã quen thuộc với công thanh toán tiện lợi này. Vì vậy, bạn có thể lựa chọn Ngân Lượng bởi nó rất phổ biến với người mua. Nhiều khách hàng đã có sẵn ví Ngân Lượng để thực hiện các giao dịch trước đó.
Người mua chỉ cần nạp tiền vào tài khoản Ngân Lượng và chuyển cho người bán để thánh toán các hóa đơn mua hàng/sử dụng dịch vụ. Số tiền sẽ được chuyển vào tài khoản người bán sau khi giao dịch hoàn tất và người bán có thể rút tiền Ngân Lượng về tài khoản ngân hàng bất cứ lúc nào. Các giao dịch hiện tại của Ngân Lượng đa dạng, đa phần là hỗ trợ miễn phí, chỉ dịch vụ chuyển tiền mất phí 1% trên tổng giá trị.
2/ BẢO KIM
Ra đời sau Ngân Lượng một năm, Baokim.vn là một trong những cổng TTTT tiên phong và phổ biến nhất Việt Nam. Là sản phẩm của đơn vị chủ quản của công ty cổ phần Vật Giá Việt Nam, Baokim.vn biết cách học hỏi mô hình của những cổng TTTT quốc tế thành công như Paypal, Moneybookers. Vì vậy mà lượng khách hàng của Baokim.vn ngày càng tăng với hơn 8.000 cửa hàng trên toàn quốc chấp nhận thanh toán qua Baokim.vn.
Thêm vào đó, Baokim.vn còn cho phép thực hiện các giao dịch thông dụng như thanh toán di động, thanh toán game, hoặc nạp tiền di động, .v.v…
3/ 123PAY
Đây là cổng thanh toán thuộc công ty VNG có thể kết nối với hầu hết các ngân hàng trong nước. Cũng giống như Ngân Lượng, 123Pay chủ yếu phục vụ các giao dịch trực tuyến và thương mại điện tử. Lợi thế lớn của 123Pay là được hậu thuẫn bởi bởi người dùng trên các nền tảng trực tuyến nổi tiếng như Zing Me, Zing MP3, Zalo và các game online. Do đó, 123Pay khá quen thuộc với khách hàng và họ có thể thanh toán đơn hàng an toàn trên website của bạn.
4/ MOMO
Đây là ví điện tử đầu tiên được cấp phép hoạt động chính thức tại Việt Nam. So với 2 cái tên phía trên, Momo bổ sung tính năng thanh toán offline bên cạnh thanh toán các hóa đơn trực tuyến. Số lượng giao dịch còn khá ít do Momo xuất hiện sau muộn so với nhiều công thanh toán khác. Tuy nhiên, thương hiệu này khá phổ biến với người dùng, đặc biệt là giới trẻ. Các điểm chấp nhận Momo cũng trải rộng khắp 45 tỉnh thành, len lỏi vào khu vực nông thôn, vùng sâu vùng xa. Vì vậy, nếu bạn tích hợp Momo, bạn có thể hỗ trợ thanh toán cho rất nhiều đối tượng khách hàng ở các vùng miền khác nhau.
5/ PAYOO
Đây là hình thức thanh toán được đại đa số người trẻ với giới văn phòng ưa chuộng. Payoo cho phép thanh toán trực tuyến các hóa đơn điện, nước, truyền hình cáp, internet, vay vốn, trả góp, thanh toán tín dụng. Đồng thời, Payoo cũng liên kết các địa điểm mua sắm offline như cửa hàng tiện lợi 27/7, siêu thị, cửa hàng điện máy cả nước. Payoo hiện đang rất phổ biến vì tính tiện lợi, dùng được cả online lẫn offline. Do đó, bạn có thể cân nhắc cổng thanh toán này để tích hợp trong cửa hàng trực tuyến của mình.
6/ VTCPay
VTCPay – đọc qua cái tên thì chắc hẳn ai cũng biết đây là sản phẩm của VTC Intecom, một ông lớn khác trong ngành công nghệ. Vì vậy, VTCPay có một hệ thống hạ tầng hiện đại và mạnh mẽ cùng đội ngũ kỹ sư, chuyên gia hàng đầu. VTCPay đã liên kết với 33 ngân hàng trong nước cùng với 3 hình thức thẻ thoanh toán quốc tế bảo đảm sự dễ dàng cho cả người mua và người bán.
Ngoài ra, VTCPay cũng tích hợp luôn cả dịch vụ ví điện tử vào hệ thống của mình, giúp bạn thanh toán mọi lúc mọi nơi. Trung bình mỗi tháng có tới 250 tỉ VNĐ giá trị giao dịch đủ cho thấy sức hút cũng như sự ổn định của VTCPay.
7/ SMARTLINK
Dịch vụ thanh toán Smartlink được thành lập bởi ngân hàng Vietcombank và 15 ngân hàng cổ phần khác. Do đó, có thể chuyển nghiệp đa dạng hóa các giao dịch phi tiền mặt cho khách hàng. Tuy không phổ biến như 4 cổng thanh toán trên, Smartlink có lợi thế kết nối rộng với 51 ngân hàng thành viên, các định chế tài chính, công ty hàng không, viễn thông và rất nhiều doanh nghiệp lớn tại Việt Nam. Smartlink mở ra tiện ích thanh toán trực tuyến lẫn ngoại tuyến qua ATM, POS, điện thoại và internet. Vì vậy, đây cũng là lựa chọn phù hợp website bán hàng của bạn.
Các shop thương mại điện tử nên tích hợp 1 – 2 cổng thanh toán trực tuyến trên website. Hành động này vừa góp phần hình thành thói quen không dùng tiền mặt vừa giúp vòng quay vốn nhanh hơn. Doanh nghiệp sẽ hạn chế được rủi ro hủy đơn hàng cũng như các phát sinh khác trong quá trình mua hàng. Mặt khác, bạn không nên tích hợp nhiều hơn 3 cổng thanh toán. Càng nhiều lựa chọn, người dùng càng so sánh cổng thanh toán nào có lợi hơn. Từ đó, họ dễ quay lại lựa chọn CoD thay vì thanh toán trực tuyến. Vì vậy, một shop thương mại điện tử chỉ cần 3 phương thức thanh toán: Thanh toán qua cổng thanh toán, thanh toán bằng ví điện tử, thanh toán CoD.
8/ ONEPAY
Cùng với Smartlink đã kể trên, OnePay là một trong 2 cổng TTTT đầu tiên có mặt ở Việt Nam. OnePay đã hợp tác với nhiều ngân hàng và các doanh nghiệp lớn trong nước, tiêu biểu như CGV hay Jetstar.
Ngoài ra, OnePay còn có rất nhiều giải pháp dành cho nhiều loại đối tượng khách hàng và nhu cầu của họ: PayBilling để hỗ trợ thanh toán hóa đơn trực truyến dễ dàng, hoặc PayBooking cải tiến hệ thống đặt phòng và quản lý khách sạn, nhà hàng, .v.v…
9/ SENPAY
Là sản phẩm cùng một công ty với Sendo.vn – một trong những chợ thương mại điện tử lớn nhất nước, Senpay được bảo trợ bởi tập đoàn công nghệ FPT Telecom nên có một cơ sở hạ tầng tiên tiến, hiện đại, đảm bảo giao dịch bảo mật và an toàn.
Cổng TTTT Senpay đã được chấp nhận thanh toán trên nhiều ngân hàng và các dịch vụ thương mại điện tử lớn, trong đó phải kể đến Sendo. Nếu bạn có bán hàng trên mạng, sử dụng dịch vụ SenPay giúp bạn dễ đăng bán sản phẩm trên Sendo, cũng như kết nối với khách hàng nhanh chóng và tiện lợi hơn.
10/ VNPAY
Ra đời vào năm 2011, tới nay cổng TTTT VNPAY đã có hơn 40 đối tác là các ngân hàng và các công ty viễn thông lớn trong nước.
Do Công ty Cổ phần Giải pháp Thanh toán Việt Nam (VNPAY) xây dựng và vận hành, VNPAY có những đột phá về tính năng: thanh toán bằng quét mã QR. Chỉ cần có ứng dụng Mobile Banking trên điện thoại bạn đã có thể thoải mái mua sắm ở các trang TMĐT hàng đầu. Nhờ vào lượng ngân hàng đối tác lớn, doanh nghiệp sử dụng VNPAY sẽ hưởng nhiều đãi, hỗ trợ từ kênh của các ngân hàng đó.
Trên đây là 10 cổng thanh toán trực tuyến các bạn có thể lựa chọn tích hợp vào Website bán hàng để giúp việc thanh toán trực tuyến tiện lợi, nhanh chóng và ít rủi ro hơn.
Chúc các bạn thành công nhé!