Ở phần 1 Chúng ta đã tìm hiểu về 5 chỉ tiêu xây dựng KPI nhân sự, sau đây là 5 hình thức tiếp theo các bạn cùng tìm hiểu nhé!
6. HR – KPI về giờ làm việc
1. Tổng thời gian đi làm muộn toàn công ty:
– Bạn xem xét tổng thời gian đi muộn từng tháng, và so sánh sự tăng giảm của nó để có các biện pháp quản trị thích hợp.
2. So sánh thời gian đi làm muộn của các bộ phận
– Công thức: tổng thời gian tổng nhân viên
– Dựa vào chỉ số này, bạn biết rằng bộ phận nào bị mất thời gian nhiều nhất, do vậy bạn sẽ có biện pháp để hạn chế.
3. Tỷ lệ ngày nghỉ, ốm:
– Tỷ lệ ngày nghỉ, công thức = số ngày nghỉ + ốm tổng số ngày làm việc trong tháng
– Nếu công ty có tỷ lệ này cao, bạn cần xem xét lại các nguyên nhân để khắc phục.
7. KPI lòng trung thành
1. Tỷ lệ vòng quay nhân viên:
– Tỷ lệ vòng quay nhân viên = tổng số nhân viên đã tuyển / tổng số nhân viên theo kế hoạch.
– Tỷ lệ càng cao chứng tỏ vòng quay nhân viên cao, vòng đời của nhân viên thấp.
– Tỷ lệ này có thể đo lường tỷ lệ của toàn công ty, tỷ lệ của một bộ phận hay tỷ lệ theo từng chức danh.
– Với tỷ lệ theo từng chức danh, ví dụ: bạn quy định chỉ có 10 nhân viên bán hàng. Nhưng trong năm bạn đã tuyển 25 nhân viên thì tỷ lệ vòng quay là 25/10 = 2.5.
2. Tỷ lệ vòng đời nhân viên
– Tỷ lệ vòng đời của nhân viên = tổng thời gian phục vụ trong DN của tất cả nhân viên/ tổng số nhân viên doanh nghiệp đã tuyển.
– Bạn có thể tính vòng đồi cho toàn công ty và cho chức danh, cho bộ phận.
– Đối với chức danh nếu vòng đồi quá thấp điều này có thể không phải do phía công ty mà do bản chất của xã hội, ví dụ các chức danh hay làm thời vụ.
– Đối với các bộ phận, một phần có thể do cách quản lý của trưởng bộ phận dẫn đến vòng đồi của NV thấp.
3. Tỷ lệ nhân viên muốn ra đi:
– Công thức = Tỷ lệ nhân viên muốn ra đi/ tổng số nhân viên.
– Tỷ lệ này phản ảnh số nhân viên sẵn sàng ra đi khi có điều kiện, tuy vậy sẽ vẫn còn một bộ phận nhân viên còn lưỡng lự ra đi không nằm trong tỷ lệ này.
4. Tỷ lệ nhân viên trung thành:
– Tỷ lệ này phản ảnh tỷ lệ nhân viên luôn sẵn sàng sát cánh với doanh nghiệp cho dù bị mọi đối thủ cạnh tranh quyến rũ.
– Bạn có thể xác định số nhân viên này thông qua các cuộc phỏng vấn từ các đối thủ giả tạo từ bên ngoài.
– Nói chung, bạn nên tập trung vào đội ngũ nhân sự khung của bạn.
8. HR – KPI năng suất của nguồn nhân lực
1. Doanh số /1 nhân viên:
– Chỉ tiêu này đánh giá môt nhân viên tạo ra bao nhiêu đồng trong 1 năm.
– Chỉ tiêu này hữu ích khi đánh giá giữa các đơn vị cùng kd một sản phẩm của công ty hoặc so sánh với đối thủ cạnh tranh để xác định hiệu quả của nguồn nhân lực.
2. Lợi nhuận/NV
– Chỉ tiêu này cách phân tích tương tự chỉ tiêu doanh số/ nhân viên
3. Chi phí hành chính / 1 nhân viên:
– Chi phí hành chính bao gồm: chi phí sửa và bảo trì máy tính, bàn ghế, chi phí điện nước hoặc sửa chữa các dụng cụ văn phòng.
– Chi phí VPP không đưa vào loại chi phí này, nếu công ty quy định ngân sách cho từng loại VPP thì nó mang tính chất chi phí đầu tư, bạn đưa chi phí này vào chi phí trên khi bạn không quy định ngân sách và không kiểm soát được chi phí này.
– Chi phí này chỉ hữu ích khi so sánh giữa các năm hoặc các đơn vị với nhau. Ngoài ra, nếu bạn xây dựng được định mức chi phí thì bạn có khả năng sẽ kiểm soát được nó khi so sánh chi phí thực tế với định mức chi phí.
4. Năng suất:
– Chỉ tiêu này đo lường còn tùy thuộc vào loại sản phẩm dịch vụ của từng công ty. Bạn tham khảo trong phần kpi sản xuất.
– Đối với các đơn vị không tính được năng suất qua sản phẩm thì có thể tính qua doanh số của đơn vị đó. Ví dụ doanh số của toàn bộ nhà hàng thì do bộ phận phục vụ trực tiếp thực hiện.
5. Chi lương OT (lương tăng ca).
– Mức lương tăng ca của các bộ phận trong tháng và giải trình lý do liên quan.
9. HR – KPI về hoạt động cải tiến
1. Tổng giá trị gia tăng
– Tổng giá trị gia tăng là tổng giá trị tăng lên do các đề xuất của các bộ phận, cá nhân trong 1 năm.
– Ngoài ra, bạn có thể tổng hợp tổng chi phí thưởng và tỷ lệ tương ứng với tổng giá trị gia tăng.
2. Tổng số ý kiến
– Bạn nên theo dõi số ý kiến theo từng tháng và theo từng bộ phận.
– Đối với các bộ phận có ít ý kiến thì bạn cần có biện pháp thúc đẩy sự sáng tạo của các bộ phận đó. Lưu ý là ý kiến chỉ được xét khi nó thực sự có giá trị.
10. KPI đánh giá nguồn nhân lực khác
1. Tỷ lệ đánh giá trình độ của nhân viên:
– Tỷ lệ bằng cấp đạt/bằng cấp yêu cầu của một chức danh.
– Tỷ lệ bằng cấp cao hơn của một chức danh.
– Tỷ lệ theo trình độ văn hoá nói chung của toàn bộ CNV.
2. Tỷ lệ nam nữ:
– Tỷ lệ này cho biết xem doanh nghiệp của bạn có quá thiếu nam hay nữ không? Nói chung bạn nên hướng về sự cân bằng tương đối.
3. Tuổi trung bình của lực lượng lao động
– Tỷ lệ này cho biết tuổi trung bình của nhân viên là già hay trẻ, từ đó bạn có những chính sách phù hợp để tạo ra văn hoá cho DN của bạn
Chúc các bạn xây dựng KPI nhân sự cho công ty mình thành công nhé!