Doanh nghiệp là một cơ thể sống, nó sống trong môi trường kinh doanh và chịu sự tác động của môi trường này.
Nếu phân chia môi trường KD theo phạm vi của môi trường thì ta có 1.Môi trường quốc tế; 2.Môi trường KTQD; 3.Môi trường cạnh tranh trong ngành và 4.Môi trường nội bộ.
Nếu phân chia theo các yếu tố của môi trường thì ta có 1.Môi trường Chính trị và Luật pháp; 2.Môi trường kinh tế; 3.Môi trường VHXH; 4.Môi trường Kỹ thuật/Công nghệ; 5.Môi trường Dân số và Lao động; 6.Môi trường điều kiện tự nhiên; 7. Môi trường cơ sở hạ tầng; 8.Môi trường sinh thái.
Nếu phân chia theo phạm vi của DN thì đơn giản ta có 1.Môi trường bên trong và 2.Môi trường bên ngoài.
Việc phân tích và dự báo môi trường bên ngoài giúp DN tìm ra cơ hội, nguy cơ đối với hoạt động SXKD của DN. Phân tích và dự báo môi trường bên trong nhằm tìm hiểu điểm mạnh, điểm yếu của DN so với đối thủ cạnh tranh.
Phân tích môi trường bên ngoài
Người ta thường áp dụng mô hình 5 lực lượng canh tranh tại entry Quản trị chiến lược (P7: Mô hình 5 áp lực cạnh tranh – Michael Porter) ngày 11/07/2014 để phân tích môi trường ngành.
Môi trường vĩ mô thì áp dụng Phân tích PEST bao gồm 1. Chính trị; 2.Kinh tế; 3.Xã hội và 4.Khoa học/Công nghệ. Phân tích PEST nhằm tìm hiểu các hiện trạng, xu hướng biến động trong tương lai có thể ảnh hưởng tới ngành KD của DN.
Tùy vào từng ngành cụ thể mà có thể bổ sung 1. Phân tích môi trường quốc tế; 2.Phân tích môi trường tự nhiên; 3. Phân tích dân số và Lao động,…. Yếu tố nào có khả năng ảnh hưởng nhiều tới DN thì tập trung phân tích và dự báo yếu tố đó.
Phân tích môi trường bên trong
Mục đích là để tìm hiểu điểm mạnh, điểm yếu của DN trong mối quan hệ so sánh:
– So sánh với mức trung bình chung của ngành
– So sánh với đối thủ cạnh tranh mạnh trong ngành
– So sánh với chính DN nhưng ở giai đoạn khác nhau
Có nhiều cách phân tích môi trường bên trong tùy thuộc vào cách tiếp cận:
– Theo nguồn lực cơ bản của doanh nghiệp.
– Theo các chức năng của quản trị doanh nghiệp.
– Theo các lĩnh vực của quản trị doanh nghiệp.
– Theo chuỗi giá trị (Michael Porter).
– Theo năng lực cốt lõi và lợi thế cạnh tranh của DN.
1. Theo nguồn lực cơ bản của DN (Nhân lực, Tài lực, Vật lực)
– Đánh giá nguồn nhân lực của DN :
+ Phân tích điểm mạnh điểm yếu của Ban giám đốc, Quản lý cấp trung và nhân viên.
( Chú ý việc đánh giá điểm mạnh, yếu là dựa trên tương quan so sánh như đã nêu ở trên)
+ Phân tích về công tác tạo động lực cho nhân viên, phát triển đội ngũ.
– Đánh giá khả năng tài chính của DN:
+ Khả năng huy động và quản lý vốn
+ Hệ thống kế toán có phải là Kế toán quản trị không? có nghĩa là có giúp gì cho công tác quản trị của DN không?
– Đánh giá nguồn lực cơ sở vật chất của DN:
+ Quy mô sản xuất.
+ Trình độ áp dụng Công nghệ
+ Chuỗi cung ứng của DN
2. Phân tích theo các chức năng quản trị
Chức năng quản trị bao gồm việc 1.Lập kế hoạch; 2.Tổ chức thực hiện; 3.Động viên khuyến khích; 4. Bố trí nhân lực; 5. Điều khiển
Tham khảo bài Quản trị kinh doanh là gì?
Mỗi cấp quản trị thì cấp độ các công việc lại khác nhau mặc dù cùng tên gọi. Ví dụ việc lập kế hoạch của Quản trị cấp cao là bao gồm dự báo, phân tích chiến lược, chính sách, mục tiêu.
Điểm mạnh yếu của mỗi cấp quản trị tương ứng với mỗi chức năng quản trị của DN hiện như thế nào?
3. Phân tích theo lĩnh vực quản trị
Lĩnh vực quản trị bao gồm 1.Marketing; 2.Tài chính kế toán; 3. Năng lực sản xuất và tác nghiệp; 4. Quản trị nguồn nhân lực; 5.Cơ chế tạo động lực; 6. Khả năng nghiên cứu và phát triển.
Mỗi lĩnh vực ta lại đánh giá xem mình đang ở đâu so với chuẩn so sánh (so với trung bình ngành, so với đối thủ mạnh hay với chính DN trong từng thời kỳ).
4.Phân tích theo chuỗi giá trị (Michael Porter)
Đã có vài entry về chuỗi giá trị trên website này.