Quảng cáo Google ads đã dần trở nên phổ biến và thân thuộc với người làm marketing, kinh doanh bán hàng tại Việt Nam. Tuy nhiên, khi chạy quảng cáo nghĩa là bạn sẽ mất tiền. Vậy làm thế nào dể tối ưu chi phí quảng cáo và đem lại lợi nhuận cao nhất khi quảng cáo google ads? Bài viết này chỉ ra 4 bước tăng hiệu quả chiến dịch từ khóa của bạn.
I. TỐI ƯU TỪ KHÓA
Trong khuôn khổ bài viết này, chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về từ khoá chính & từ khoá phụ khi làm SEO & khi chạy chiến dịch quảng cáo Google Adwords cũng như thực hành phân tích từ khoá & tính ROI (hiệu quả đầu tư) từ đó giúp bạn có đủ thông tin để quyết đinh lựa chọn từ khoá theo xu hướng ( từ khoá ngắn) và từ khoá hành vi ( từ khoá dài) người dùng.
1. Từ khoá xu hướng & từ khoá hành vi
Thông thường, các SEOer & các nhà quảng cáo Google Adwords sẽ lựa chọn từ khoá theo các tiêu chí sau đây:
Từ khoá ngắn (từ khoá chính hay từ khoá xu hướng): Là những từ khoá bao gồm 1 đến 2 hoặc 3 chữ bao trọn ngành hàng, sản phẩm & dịch vụ mà bạn cung cấp, ví dụ: Tivi, laptop, Quà tặng, thời trang, chuyển phát nhanh … => Tại các chương trình đào tạo SEO & khoá học Google Adwords của Academy.vn, chúng tôi gọi đây là những từ khoá xu hướng & đây là những từ khoá có lượng người tìm kiếm cao, đi kèm với đó, mức độ cạnh tranh của những từ khoá này cũng rất lớn => điều này sẽ ảnh hưởng tới thời gian SEO top từ khoá cũng như giá thầu khi quảng cáo Google Adwords của bạn. Bạn cần cân nhắc khi quyết định lựa chọn từ khoá thuộc nhóm này.
Từ khoá dài ( Từ khoá phụ hay từ khoá hành vi): Đây là những từ khoá có ý nghĩa bổ sung cho từ khoá chính của bạn, ví dụ: Tivi Samsung 60″, bán Laptop Sony tại HCM, dịch vụ chuyển phát nhanh giá rẻ … chúng tôi gọi đây là những từ khoá hành vi, những từ khoá này thường có lượng tìm kiếm thấp hơn, do đó độ cạnh tranh và giá thầu khi quảng cáo Google Adwords theo đó cũng giảm hơn so với việc bạn lựa chọn SEO từ khoá xu hướng.
2. Các công cụ lựa chọn và phân tích từ khoá khi làm SEO/ quảng cáo Google Adwords:
Hiện tại, có khá nhiều công cụ hỗ trợ bạn trong việc lựa chọn và phân tích từ khoá như:
2.1: Google Keyword Planner: https://adwords.google.com.vn/KeywordPlanner
2.2: Google Suggestion của Seobook: http://tools.seobook.com/general/keyword-information/
2.3: Ubersuggest: http://ubersuggest.org/
2.4: Overture Keyword Selector: http://tools.seobook.com/keyword-tools/international/
2.5: Keyword Analyzer: http://www.webseoanalytics.com/free/seo-tools/page-analyzer-keyword-density-tool.php
Các bạn sẽ lần lượt được tìm hiểu về những ưu, nhược điểm của từng công cụ này trong khoá học SEO cơ bản tại cổng đào tạo trực tuyến Academy.vn, trong khuôn khổ bài viết này, chúng tôi gợi ý bạn công cụ phổ biến nhất trong việc lập kế hoạch từ khoá cho chiến dịch SEO cũng như khi chạy Google Ads, đó là: Google Keyword Planner. Bạn có thể theo dõi phần hướng dẫn rất chi tiết được soạn thảo bởi Google tại đường dẫn: https://support.google.com/adwords/answer/2999770
3. Nên chọn từ khoá ngắn ( từ khoá xu hướng) hay từ khoá dài ( từ khoá hành vi)?
Một thống kê khá thú vị trên MOZ.com chỉ ra rằng 70% nhu cầu tìm kiếm trên google là cho các từ khóa dài, các từ khóa ngắn chỉ chiếm 30%
70% nhu cầu tìm kiếm trên google là cho các từ khóa dài, các từ khóa ngắn chỉ chiếm 30% – đào tạo SEO
Đối với những người làm SEO lâu năm và kinh nghiệm, có nhiều kiến thức về SEO thì họ sẽ có đủ tự tin để bắt đầu với những từ khóa có tính cạnh tranh cao. Tuy nhiên, nếu như bạn là người mới bắt đầu tìm hiểu và làm SEO thì tôi khuyên bạn nên chọn từ có tính cạnh tranh thấp nhằm dễ dàng theo dõi được hiệu quả cũng như tối ưu hoá tỷ lệ chuyển đổi (CTR) cho chiến dịch của mình.
4. Đánh giá độ khó từ khoá cho chiến dịch SEO & Quảng cáo Google Adwords
4.1: Hãy tự đặt câu hỏi cho chính mình:
Từ khoá bạn chọn có thực sự liên quan tới nội dung, sản phẩm hay dịch vụ trên website của bạn? Chúng tôi đặt ra câu hỏi này đầu tiên bởi việc lựa chọn từ khoá có liên quan tới nội dung các bài viết trên website của bạn là yếu tố cực kỳ quan trọng, bởi khi website của bạn đã được Google “ghi nhận”, “đánh dấu” với 1 sản phẩm hay 1 dịch vụ nào đó thì những bài viết của bạn về chủ đề đó sẽ có lợi thế trong các kết quả xếp hạng. Ví dụ: Website của bạn cung cấp các sản phẩm quà tặng thì các bài viết bài liên quan như quà tặng giáng sinh, quà tặng cho ngày 20/11 hay quà tặng tân gia sẽ có lợi thế hơn việc bạn đăng những bài viết này lên các website về tin tức.
4.2: Lựa chọn từ xu hướng & từ khoá hành vi:
Về 2 loại từ khoá này, chúng tôi đã phân tích ở trên, phần này chúng tôi chỉ lưu ý thêm 1 chỉ số quan trọng mà bạn cần quan tâm khi lựa chọn từ khoá khi quảng cáo Google Adwords hoặc cho chiến dịch SEO của bạn, đấy là đo lường hiệu quả đầu từ (ROI – Return On Investment). ROI được hiểu là lợi nhuận ròng so với chi phí bạn bỏ ra. Chi tiết về ROI bạn có thể đọc tại phần hướng dẫn của Google: https://support.google.com/ROI. Việc bạn phân tích thêm hiệu quả đầu tư sẽ giúp bạn dễ dàng hơn trong quyết định lựa chọn từ khoá xu hướng hay từ khoá hành vi cho chiến dịch của mình.
4.3: Tạo chiến dịch quảng cáo trên Google Adwords/Bing Adcenter
Nếu bạn chưa chắc chắn trong việc chọn từ khoá cho chiến dịch của mình, Bạn chưa định lượng được liệu từ khoá của mình khi lên TOP thì sẽ có bao nhiêu lượt truy cập hay tỷ lệ chuyển đổi của từ khoá đó có thực sự đạt được kỳ vọng của bạn hay không. Tôi nghĩ, việc bạn chi 1 ít kinh phí để tạo chiến dịch quảng cáo Google Adwords hay quảng cáo trên Bing là 1 lựa chọn thông minh giúp bạn đánh giá được hiệu quả đầu tư của mình trước khi khởi đầu cho chiến dịch đưa từ khoá của bạn lên Top Google thông qua chiến dịch SEO cũng như chiến dịch Google Adwords.
4.4: Xác định giá trị từ khoá từ dữ liệu bạn đã có sau khi thực hiện mục 4.3
Sau khi bạn đã chi 1 số tiền để chạy quảng cáo Google Adwords, bạn đã có 1 số thông tin như: số tiền đầu từ, lượt hiển thị, vị trí hiển thị, CPC ( Chi phí cho mỗi click chuột), và khá nhiều thông tin về khách hàng mục tiêu của bạn được báo cáo chi tiết trong tài khoản Google Analytics. Việc còn lại của bạn là phân tích hiệu quả đầu tư cho mỗi từ khoá. Ở đây, tôi lấy ví dụ: Bạn chạy quảng cáo cho từ khoá: Điện thoại iPhone 6 và giá bán iphone 6 tại HCM.
Đối với từ khoá Xu hướng: Điện thoại iphone 6
- CPC của bạn là 10.000 đồng/click
- Vị trí hiển thị của bạn trong quảng cáo Google Adwords là No 3
- Bạn có 10,000 lượt hiển thị từ khoá ( impressions)
- Số lượng nhất chuột của bạn là 1,000 ( 10%)
- Giá bán iPhone 6 của bạn là 20,000,000 đồng
- Kết thúc chiến dịch quảng cáo, bạn bán được 05 chiếc iphone 6 chẳng hạn, ( Số lượng bán từ kênh quảng cáo)
Từ những chỉ số trên đây, bạn có thể tính được:
– Chi phí cho chiến dịch: 1,000 * 10,000 = 10,000,000 đồng
– Dựa vào lợi nhuận/1 chiếc điện thoại được bán ra => Bạn có thể tính hiệu quả đầu tư cho từ khoá (ROI) khi bạn chạy chiến dịch quảng cáo/ SEO cho từ khoá xu hướng ( điện thoại iPhone 6).
Tương tự như vậy đối với từ khoá hành vi ( bán điện thoại iphone 6 tại HCM), bạn hoàn toàn có thể xác định hiệu quả đầu từ đối với từ khoá này. Từ chỉ số Return On Investment cho từ khoá xu hướng & từ khoá hành vi. Việc này giúp bạn có đầy đủ thông số để đưa ra quyết định trong việc lựa chọn từ khoá nào để mang lại hiệu quả cao nhất cho chiến dịch của mình.
II. TỐI ƯU MẪU QUẢNG CÁO
Trong quảng cáo mạng tìm kiếm Google thì mẫu quảng cáo văn bản đóng vài trò then chốt. Không chỉ truyền tải thông điệp của nhà quảng cáo đến người dùng mà khi viết mẫu quảng cáo tốt sẽ làm cho chất lượng quảng cáo tốt hơn. Đó chính là cơ sở cho việc tối ưu vị trí quảng cáo và giá cho từng từ khóa. Vậy làm thế nào để tối ưu được mẫu quảng cáo văn bản Google Adwords? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có được những lưu ý cần thiết nhất khi viết quảng cáo.
Cấu tạo mẫu quảng cáo văn bản Google Adwords
Mẫu quảng cáo văn bản Google Adwords bao gồm 3 bộ phận chính:
1. Dòng tiêu đề
Kể từ khi ra mắt mẫu quảng cáo văn bản mở rộng thì số lượng ký tự được viết lên tiêu đề đã được thay đổi một cách đáng kể. Với 2 dòng tiêu đề, mỗi tiêu đề giới hạn 30 ký tự và cách nhau bằng dấu gạch ngang bạn có cơ hội truyền tải nhiều thông điệp hơn đến khách hàng tiềm năng của mình.
Mẹo: Dòng tiêu đề là bộ phận có khả năng gây chú nhất trong mẫu quảng cáo nên bạn cần cân nhắc xuất hiện các từ khóa. Hơn nữa, bạn cũng nên sử dụng các thông tin nổi bật và tên thương hiệu xuất hiện trong 2 dòng tiêu đề. Thêm nữa, việc sử dụng thêm các ký tự đặc biệt vào trong tiêu đề để quảng cáo cũng làm cho mẫu quẩng cáo của bạn hấp dẫn hơn đấy.
2. URL cuối cùng và URL hiển thị
URL cuối cùng chính là đường link trang đích mà bạn muốn dẫn người dùng vào thông qua quảng cáo. Chính vì vậy bạn không được phép sửa đổi bất kỳ một ký tự nào trong URL cuối cùng.
URL hiển thị là phần text sẽ hiển thị ra bên ngoài mẫu quảng cáo nên bạn có thể tùy chỉnh được. Sô lượng ký tự là 15 ký tự cho 1 phần.
Mẹo: bạn nên viết URL có chứa từ khóa, giữa các từ có thể sử dụng dấu – hoặc dấu + . Bạn nên tận dụng URL hiển thị để mẫu quảng cáo của bạn nổi bật hơn.
3. Phần mô tả
Phần mô tả hiện nay được mở rộng tới 80 ký tự. Bạn hãy tận dụng số lượng ký tự này để làm quảng cáo của mình.
Mẹo: Để mẫu quảng cáo của bạn hiển thị được nhiều thông tin và đẹp mắt hơn thì bạn nên cài đặt thêm các tiện ích mở rộng quảng cáo nhé!
12 vấn đề cần lưu ý khi tối ưu mẫu Quảng Cáo Google Adwords
- Trong mẫu quảng cáo phải có chứa từ khóa (dòng tiêu đề, mô tả...)
- Chọn trang đích sát nhất với từ khóa bạn đang chạy
- Làm nổi bật các ưu điểm sản phẩm, dịch vụ của bạn như: “giao hàng miễn phí”, “sản phẩm độc quyền”…
- Có thể đặt câu hỏi, gây sự hài ước, sự cấp bách, sự sợ hãi hay sử dụng các từ đánh trúng vào tâm lý khách hàng. Hãy phát huy sự sáng tạo trong ngôn ngữ để tạo những mẫu quảng cáo hấp dẫn nhất.
- Ngôn ngữ đơn giản, dễ hiểu
- Bao gồm số liệu và thống kê
- Viết hoa chữ cái đầu tiên
- Bao gồm khuyến mãi, các chính sách như: “giảm giá XX%”, “Hoàn tiền 100% nếu hàng giả”….
- Có lời kêu gọi hành động: “mua ngay”, “gọi ngay”…..
- Nên có nhiều mẫu quảng cáo trong nhóm với nhiều thông điệp để thử nghiệm xem hiệu suất quảng cáo nào tốt hơn.
- Đảm bảo các nguyên tắc biên tập quảng cáo Google: Không viết hoa quá đà, không viết số điện thại vào văn bản quảng cáo, không sử dụng các dấu câu quá đà, không dùng các tuyên bố sai sự thật, không sử dụng các từ ngữ google cấm như: dao, búa, kéo, đào…. ( trong một số trường hợp có thể yêu cầu xem xét).
- Chèn từ khóa động trong mẫu quảng cáo của bạn theo cấu trúc: {KeyWord:từ khóa bạn đang chạy}
III . TĂNG TỐC TRANG ĐÍCH CHẠY QUẢNG CÁO GOOGLE ADS
1. Xóa bỏ bớt những plugin và tiện ích bổ sung không cần thiết
Nếu hiện tại website của bạn đang chạy quá nhiều Plugin, nhất là các plugin nặng thì nó không chỉ làm chậm tốc độ tải trang web của bạn mà còn khiến cho trang web dễ gặp những rủi ro về bảo mật hơn. Bạn chỉ nên giữ lại những plugin thực sự cần thiết và chất lượng.
Cách tốt nhất để làm điều này là thực hiện một cuộc kiểm tra cơ bản về tốc độ tải trangthông qua một công cụ như là GTMetrix hoặc Google Pagespeed Insights. Sau đó, đi tới danh sách Plugin của bạn và tắt plugin. Sau đó, chạy thử tốc độ với Plugin đã ngừng hoạt động.
Điều này có thể sẽ mất thời gian nhưng nó sẽ giúp bạn tìm thấy những Plugin đã gây tổn hại đến tốc độ tải trang của bạn nhiều nhất. Tại thời điểm đó, bạn có thể tìm kiếm một số Plugin chất lượng hơn hay tìm một cách giải quyết khác.
2. Bật bộ nhớ đệm
Bộ nhớ đệm hay còn được hiểu là vùng nhớ tạm thời. Khi bạn truy cập vào một website, dữ liệu hoạt động của website sẽ được lưu trữ trong bộ nhớ đệm và trong những lần truy cập tiếp theo. Thay vì trình duyệt của bạn sẽ phải tải xuống tất cả các tài nguyên đơn lẻ thì nó chỉ phải tải xuống một số trong đó, còn lại sẽ truy xuất dữ liệu đã được lưu lại ở bộ nhớ đệm để đáp ứng yêu cầu truy xuất của bạn, qua đó giúp cho việc tải trang nhanh hơn rất nhiều.
Bằng cách bật bộ nhớ đệm, bạn đã có thể cải thiện được đáng kể việc tải trang web cho những khách truy cập trở lại. Nếu bạn đang sử dụng một CMS như WordPress bạn có thể tham khảo Top 5 Plugin WordPress Caching tốt nhất dành cho WordPress để lựa chọn 1 plugin tạo cache phù hợp cho trang web của mình.
3. Tối ưu hóa mã nguồn của bạn
Đôi khi mã nguồn website của bạn chưa được tối ưu khiến cho website mất nhiều thời gian hơn để tải. Do đó việc bạn cần làm là thực hiện các chỉnh sửa, loại bỏ những yếu tố không cần thiết để giảm tải dung lượng cho mã nguồn.
Nếu bạn đang sử dụng WordPress, thì một plugin như Better WordPress Minify sẽ giúp bạn thực hiện việc đó. Còn nếu bạn không sử dụng CMS, bạn có thể tối ưu mã nguồn của mình bằng cách sử dụng tiện ích mở rộng Chrome của Pagespeed Insights. Tiện ích mở rộng này sẽ tạo phiên bản thu nhỏ code của bạn, vì vậy bạn có thể xem phiên bản nào nhanh hơn.
Nó cũng là một ý tưởng tốt để minify CSS của bạn và các tập tin Javascript tốt hơn. Ngay cả khi có tất cả các tệp CSS và Javascript của bạn ở một nơi, thay vì nhiều tệp khác nhau, sẽ giúp đẩy nhanh tốc độ.
4. Tối ưu hóa và giảm kích thước hình ảnh của bạn
Nếu như website của bạn có hàng tấn hình ảnhkhông được tối ưu thì điều này sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến tốc độ tải trang. Với những hình ảnh có kích thước quá lớn, bạn sẽ bị trình duyệt yêu cầu tải tệp lớn hơn. Có một vài cách khác nhau có thể giúp bạn tối ưu hóa hình ảnh để tải nhanh hơn.
Đảm bảo rằng hình ảnh của bạn là không phải lớn quá. Ví dụ, nếu chiều rộng trang blog của bạn là 900px, hãy đảm bảo hình ảnh của bạn rộng như thế nào. Nếu bạn đang sử dụng một CMS như WordPress, bạn có thể cài đặt một plugin như WPSmush sẽ tự động giảm dung lượng hình ảnh. Trước khi tải hình ảnh lên, trước tiên hãy chạy chúng thông qua một công cụ có tên là Tiny PNG để giảm kích thước tệp tin hình ảnh mà không ảnh hưởng gì đến chất lượng.
5. Sử dụng CDN
Tốc độ tải trang của bạn còn bị ảnh hưởng bởi khoảng cách từ người dùng đến vị trí máy chủ lưu trữ của trang web của bạn. Họ ở càng xa với vị trí đặt máy chủ thì trang web của bạn sẽ càng chạy chậm hơn. Sử dụng CDN có thể giúp bạn giải quyết vấn đề này.
CDN phân phối các tệp của trang web của bạn trên một mạng lưới các máy chủ toàn cầu, theo cách đó người dùng có thể truy cập trang web của bạn qua máy chủ gần nhất với họ.
IV. NỘI DUNG TRANG ĐÍCH THẬT HẤP DẪN
Khi bạn quảng cáo trên google, Google không đánh giá trang đích của bạn theo điểm số giống điểm chất lượng. Thay vào đó, google sẽ cho bạn thấy một trong ba trạng thái: Trên trung bình, Trung bình, hoặc Dưới trung bình.
Sẽ không bao giờ có một phương pháp nào có thể làm tăng điểm chất lượng 100% cả, bởi vì ngoài những yếu tố mà ai cũng biết, thì Google còn “giấu” tới hàng trăm lý do và không bao giờ tiết lộ.
Chất lượng trang đích là gì ?
– Chất lượng trang đích là một trong một những yếu tố xác định Điểm chất lượng của từ khóa.
– Chất lượng của một trang đích sẽ chịu ảnh hưởng bởi tính hữu ích và mức độ liên quan của thông tin được cung cấp trên trang, khả năng điều hướng dễ dàng, thời gian tải, số lượng liên kết trên trang đó và các yếu tố khác.
– Chất lượng trang đích trong chiến dịch quảng cáo adwords: là thông số đánh giá tính hữu ích và phù hợp của thông tin đăng trên Web với truy vấn tìm kiếm của người dùng.
Chất lượng trang đích trong quảng cáo google được đánh giá như thế nào ?
– Trang đích có được tổ chức rõ ràng và dễ điều hướng không ?
– Trang đích có đưa cho người dùng đúng thông tin họ đang tìm hay không ?
– Trang đích có cung cấp đầy đủ các thông tin về sản phẩm, các đánh giá, bình luận về sản phẩm người dùng đang tìm kiếm hay không ?
– Trang đích có sao chép, rập khuôn nội dung, giao diện của Website nào khác không ?
– Trang đích có nêu rõ lý do thu nhập dữ liệu người dùng (nếu có) không ?
– Trang đích đó liệu có phải là đích cuối cùng của người dùng sau khi Click vào quảng cáo google adwords không ?
Sau khi xem xét đánh giá mẫu quảng cáo adwords, Google thể hiện kết quả qua 3 trạng thái Trải nghiệm trang đích : Trung bình, Trên trung bình, Dưới trung bình (dưới trung bình bạn cần xem xét lại nhé)
Google chấm điểm quảng cáo trên google của bạn như thế nào?
Điểm chất lượng là thông số mà Google “chấm” cho quảng cáo google của bạn. Việc bạn có điểm chất lượng cao dẫn tới việc bạn có ưu thế trong việc cạnh tranh về vị trí, cũng như chi phí so với đối thủ.
– Về vị trí:
Google quyết định vị trí của các nhà quảng cáo google adwords bằng thông số AdRank. Adrank= CPC(giá thầu) x QLS(Điểm chất lượng).
Trong trường hợp bạn có điểm chất lượng= 9, đối thủ có điểm chất lượng=6. Bạn đặt CPC tối đa=3000đ, đối thủ đặt CPC tối đa=4000đ
Khi đó Adrank của bạn=3000 x 9= 27000, Adrank của đối thủ= 4000 x 6= 24000
Adrank của bạn > Adrank của đối thủ => Vị trí của bạn cao hơn vị trí của đối thủ.
– Về chi phí:
Khi bạn có QLS cao, giá mà bạn phải trả cho mỗi Click sẽ thấp hơn so với đối thủ => tổng chi phí của bạn sẽ được tiết kiệm.
Cách tăng Chất lượng trang đích trong quảng cáo trên google
1. Tính Minh bạch
– Làm cho người dùng dễ dàng tìm thấy thông tin liên hệ của bạn.
– Phân biệt các liên kết được tài chợ, quảng cáo, với các phần khác của website.
– Công khai chia sẻ thông tin về doanh nghiệp của bạn, nêu rõ những gì doanh nghiệp bạn đang làm.
– Phải chắc chắn rằng thông tin trang đích của quảng cáo adwords, liên hệ phải được nhìn thấy dễ dàng.
– Hãy chia sẻ cởi mở những thông tin kinh doanh của bạn và công việc bạn đang làm trên web
– Chỉ thu thập thông tin khách hàng nếu điều đó mang lại lợi ích cho khách hàng. Tuyệt đối không được thu thập thông tin khách hàng một cách lén lút.
– Phân biệt các liên kết được tài trợ, như quảng cáo, với phần còn lại của nội dung trang web của bạn.
– Cho phép người dùng của bạn được đọc nội dung trên Web mà không cần phải Đăng ký, hoặc có thể cho người đọc xem trước những gì sau khi đăng ký sẽ nhận được.
– Thông báo cho người dùng mục đích sử dụng thông tin của họ sau khi họ nhập thông tin vào Form liên hệ. Người dùng có quyền từ chối việc thu thập thông tin. Ví dụ : Họ không muốn nhận Email…
– Việc minh bạch các nội dung trên Website sẽ giúp khách hàng cảm thấy tin tưởng hơn, và tăng khả năng họ quay lại Website trong tương lai.
2. Tăng sự liên quan
– Hãy đảm bảo rằng trang đích có liên quan trực tiếp đến nội dung quảng cáo google và từ khóa của bạn.
– Cung cấp các thông tin hữu ích, về những gì bạn đang quảng cáo, trên trang đích.
– Sử dụng những chức năng hoặc nội dung hữu ích hoặc duy nhất trên website của bạn.
– Xem xét việc thêm các đánh giá nhằm thấy được những ý kiến thực tế từ những người dùng từng dùng sản phẩm của bạn.
– Cố gắng cung cấp tính năng hoặc nội dung hữu ích độc đáo cho trang web của bạn.
– Hãy xem xét thêm đánh giá cho thấy quan điểm thực tế từ những người đã sử dụng sản phẩm đó
=> Trang đích quảng cáo google adwords phải cung cấp những thông tin phù hợp nhất với truy vấn của người tìm kiếm. Ví dụ : Khi người tìm kiếm Click vào mẫu quảng cáo bằng từ khóa “máy tính lenlovo” thì trang đích phải là trang trỏ về máy tính lenlovo chứ không phải một sản phẩm khác hoặc 1 list các sản phẩm.
3. Tăng tính Độc đáo
– Trang đích không được trùng nội dung với các trang khác, nội dung phải độc đáo.
– Trang đích cung cấp cho người dùng những thông tin bổ sung về sản phẩm (bình luận, đánh giá về sản phẩm) hay không?
– Không bắt chước giao diện của một trang Web khác.
– Trang đích quảng cáo trên goolge adwords không được chuyển hướng tới một trang Web khác sau khi người dùng Click vào quảng cáo.
4. Khả năng điều hướng dễ dàng
– Đừng để mọi người phải lùng sục để có được những thông mà họ cần.
– Làm cho trang đích nhanh và dễ dàng đển mọi người có thể đặt hàng sản phẩm được đề cập trong quảng cáo.
– Hãy chắc chắn rằng mọi người có thể tìm thấy môt cách đơn giản thông tin và tìm hiểu thêm về sản phẩm đang quảng cáoadwords.
– Chắc chắn bạn không muốn vào trang đích mà lại không có thông mình mong muốn. Khách hàng của bạn cũng vậy. Đừng bắt họ phải khổ sở trên website của bạn đi kiếm sản phẩm.
– Giúp mọi người nhanh chóng và dễ dàng đặt hàng sản phẩm được đề cập trong quảng cáo của bạn.
– Đảm bảo mọi người có thể dễ dàng tìm thấy thông tin để tìm hiểu thêm về sản phẩm được quảng cáo.
5. Các yếu tố khác
– Website phải thân thiện với bộ máy tìm kiếm, tránh sử dụng các hình Flash, Popup bởi Google sẽ không đọc được nội dung trong Flash và có thể tạo ra sự khó chịu của người dùng.
– Website phải hiển thị đầy đủ và ổn định trên tất cả các trình duyệt, tạo phiên bản Mobile của trang Web để thân thiện hơn với các thiết bị Smart phone.
– Trang đích quảng cáo google phải là trang tối ưu về sản phẩm, dịch vụ mà người dùng tìm kiếm.
– Trang đích phải có tốc độ tải nhanh, điều này sẽ rất tốt cho Site ngay cả trong SEO và AdWords.
– Tối ưu thẻ Tittle, Descripson phù hợp với truy vấn và nội dung trang đích.
– Sử dụng các công cụ có sẵn để tăng hiệu suất trang Web : Ví dụ Google Webmaster Tools.
– Tốc độ trang Web: Trang Web phải có tốc độ load nhanh, tốc độ load chậm sẽ ảnh hưởng không tốt tới khách hàng vào thăm Web của bạn, Google cũng vậy.
Những loại trang không đủ điều kiện được hiển thị quảng cáo google adwords, hoặc hiển thị nhưng điểm chất lượng trang đích rất thấp.
– Trang Web được thiết kế với mục đích chính là quảng cáo.
– Các trang Web so sánh mua sắm.
– Những trang Web có chứa phần mềm độc hại.
– Các trang Web Ebook.
– Các trang Web có nội dung “Làm giàu nhanh”.
– Các trang Web thu thập dữ liệu người dùng, cung cấp những sản phẩm, phần mềm miễn phí.
– Tổ chức du lịch.
*** Thông số trang đích là yếu tố Google quyết định trang Web của bạn có đáp ứng đủ các tiêu chí An toàn, bảo mật, mang lại trải nghiệm tích cực cho người dùng hay không. Hãy thử đặt mình vào địa vị khách hàng, bạn có thích “chỗ này”, “chỗ kia” trên Website của mình không… Cải thiện được thông số này đồng nghĩa bạn sắp đạt được mục tiêu của mình rồi đấy.
Cách kiểm tra điểm chất lượng
– Để đơn giản, bạn chỉ cần Bật cột Điểm chất lượng của từng từ khóa. Làm như sau:
Vào Tab Từ khóa, chọn Cột -> Tùy chỉnh các cột -> Các thuộc tính – Điểm chất lượng -> Thêm -> Áp dụng
Trên đây là những cách giúp bạn chạy quảng cáo google hiệu quả, rất mong nhận được ý kiến đóng góp để bài viết hoàn hảo hơn. Chúc các bạn thành công.